MƯỚP SÁT
MƯỚP SÁT
Cerbera odollam
Gaertn., 1791
Tanghinia odollam
(Gaertn.) G.Don, 1837
Odollamia malabarica
Raf., 1838
Tanghinia lactaria
(Buch.-Ham. ex Spreng.) G.Don, 1839
Excoecaria ovatifolia
Noronha, 1790
Họ:
Trúc đào Apocynaceae
Bộ: Long đởm Gentianales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỡ hay
to, cao chừng 4-6m, cành thô, to, vỏ xù xì, dày, có gỗ mềm, toàn thân có nhựa mủ
trắng. Lá mọc so le nhưng hay tập trung ở đầu cành, hình thuôn dài, nhọn ở đầu
và ở phía cuống, mặt trên bóng, phiến lá dài chừng 10 - 15cm, rộng 2 - 4cm. Cụm
hoa xim, màu trắng, rất thơm,
tận cùng với rất nhiều nhánh, Cánh hoa 5, mặt trong ống có lông. Nhị đực 5, lá
noãn 2, vòi dài, mảnh đầu
nhụy chia 2. Quả hạch, to
bằng quả trứng gà hay hơn. Khi quả còn tươi có thịt dày, xốp, màu xám nhạt, hoặc
nâu nhạt hay hơi hồng. Trong hạch có hai hình bán cầu, mặt ngoài khum tròn, mặt
trong phẳng và hơi lõm, vỏ hạt cứng, hai lá mầm không đều, ôm vào nhau. Mùa hoa:
Từ tháng 2 đến tháng 10.
Sinh học, sinh
thái:
Cây mọc hoang dọc
các kênh rạch nước lợ, theo bờ nước gần biển hoặc dọc đường ven biển,
rừng ngập mặn ven biển. Cây trổ hoa từ tháng
3 - 5. Mùa trái vào tháng 6 - 10. Cây chịu nước, ưa sáng và tái sinh hạt rất tốt.
Là một loài khá tốt bảo vệ bờ biển, chống sóng. Hoa nhiều, đẹp, có mùi thơm, có
thể trồng làm cảnh trong công viên, ven đường, ven hồ.
Quả có độc, nguy hiểm, độc tính của cây
Cerbera odollam tồn tại ở trong hạt (trong quả) của nó.
Phân bố:
Việt Nam: Cây
mướp sát thường thấy ở hầu khắp vùng kênh rạch các miền Nam nước ta từ Đồng Nai
đến Cà Mau.
Thế giới:
Bangladesh, Borneo, Campuchia, Ấn Độ, Jawa, Malaysia, Marianas, Myanmar, New
Caledonia, Nicobar, Philippines, Queensland, Samoa, Sri Lanka, Sulawesi,
Sumatera, Thái Lan, Tonga, đảo Tubuai, Vanuatu.
Công dụng:
Gỗ không tốt,
dùng làm củi và trong các công dụng địa phương.Gần đây cây được trồng làm cảnh ở
nhiều nơi như các khu du lịch, công viên. Trái mướp sát tròn bóng, mọc đơn độc,
vỏ màu xanh mướt trông rất bắt mắt, bên trong có chứa hạt màu xám. Cây mướp sát
được xếp vào nhóm cây độc vì trong hạt có chứa các chất cerberin, cerberosid,
neriifolin, thevetin rất độc đối với tim, có khả năng gây tử vong. Loại trái
độc này có thể gây chết người từ 3 - 6 giờ sau khi ăn phải. Nhựa mủ của cây có
tác dụng tẩy mạnh. Ăn phải hạt mướp sát có triệu chứng ngộ độc tương tự như ngộ
độc lá trúc đào. Các triệu chứng xuất hiện sau khi ăn 10 - 15 phút, gồm: buồn
nôn, đau bụng, nôn ói dữ dội, tiêu chảy sau đó mệt lả. Các triệu chứng thần kinh
gồm: nhức đầu, lơ mơ, lú lẫn. Hệ tim mạch thường bị ảnh hưởng nhiều nhất gây rối
loạn nhịp tim nghiêm trọng, nhịp tim chậm lại, không đều, trụy tim mạch, tụt
huyết áp gây tử vong nhanh nếu không xử trí kịp thời.
Tài liệu dẫn:
Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 51.