NGÂU TÀU
NGÂU
TÀU
Aglaia odorata
Lour., 1790
Opilia odorata
(Lour.) Spreng., 1824
Aglaia sinensis
Pierre, 1895
Camunium chinense
Roxb., 1824
Murraya exotica
Reinw. ex Miq., 1868
Họ: Xoan Meliaceae
Bộ: Cam Rutales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ nhỏ 4 - 7
m, gỗ vàng vàng;
lá kép lông chim thường mang
3 - 5 lá chét to, dài 4 - 9 cm, rộng 1, 5 - 3 m, không lông, chóp tù, gốc nhọn,
cuống chung hơi có cánh. Chùm hoa ở nách lá, dài bằng lá hay hơn. Hoa vàng, rất
thơm, tạp tính. Quả hạch to 1 - 1, 5 cm, khi chín có màu đỏ, chứa 1 hạt; hạt có
áo hạt. Có thứ mà lá chỉ có 3 lá chét dài 5
- 13 cm, rộng 2, 5 - 5 cm Aglaia odorata
var. chaudocensis
Hoa tháng 6 - 7.
Sinh học, sinh
thái:
Cây mọc hoang
trong các
rừng thưa, nhưng thường được
trồng nhiều làm cây cảnh.
Phân bố:
Trong nước: Cây
mọc trong các khu rừng thường xanh ở hầu khắp các tỉnh phía Bắc và được trồng
làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi.
Nước ngoài:
Campuchia, Đông Nam Trung Quốc, Hải Nam, Lào, Malaya, Thái Lan.
Công dụng:
Hoa thơm, thường
dùng để ướp trà. Tại Campuchia, người ta dùng quả giã ra, uống với nước làm
thuốc nôn mửa và dùng lá để trị bệnh ghẻ. Ở Thái Lan, rễ được dùng làm thuốc gây
nôn. và ở Trung Quốc, hoa được dùng trị khí uất ngực gây đau nhói, ăn không
tiêu, bụng đầy trướng. Cành, lá dùng để trị đòn ngã gãy xương, ung nhọt. Lá thu
hái quanh năm. Thu hái quả khi quả chín, phơi khô. đây là loài rất phổ biến khắp
Đông Dương.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 823.