MÀN MÀN TÍM
MÀN MÀN TÍM
Cleome chelidonii
L. f., 1782
Polanisia chelidonii
(L.f.) A. DC., 1790
Họ:
Màn màn Capparaceae
Bộ:
Màn màn Capparales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây thân thảo nhiều
năm, cao 20 - 40 cm. Thân có ít lông, 5 cạnh, màu xanh nhợt hay đỏ, phân cành
sớm ngay ở nách lá.
Lá kép chân vịt 3 lá chét mọc cách, lá chét ở giữa thường to hơn,
có lông thưa sát.
Cuống lá bằng phiến hay gấp rưỡi
phiến lá. Hoa đơn độc ở nách lá,
cuống dài hơn lá. 4 lá dài xanh, 4 cánh hoa tím thường vểnh ra, 6 nhị, có bao
phấn màu lam. Bầu có lông, vòi nhuỵ ngắn. Quả cái dài
8 - 10 cm, màu xanh, khi chín màu nâu, tự mở, hạt nhiều.
Sinh học, sinh
thái:
Loài mọc
hoang ở các khu vực đất thấp có độ ẩm trung bình, nơi bãi trống, dọc đường đi.
Cây ưa sáng, lúc đầu ưa bóng, ít chịu hạn Hoa, quả tùy thuộc vào thời gian
mọc mầm và phát triển quanh năm.
Phân bố:
Trong nước: Cây mọc hầu khắp ở các tỉnh
từ Bắc đến Nam và ở độ cao dưới 300m.
Nước ngoài: Cây của vùng
Ấn Độ,
Malaysia, Cambodia, Thái Lan...
Công dụng:
Màn màn tím được dùng chữa
các chứng cảm cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chữa rắn cắn. Lá dùng chữa
viêm đau thận. Ở Ấn
Độ, rễ dùng làm thuốc trị giun; nước sắc lấy dùng chữa viêm gan mạn tính và bệnh
ngoài da. Ở một vài nơi phần trên mặt đất của cây được dùng trị đau nhức xương
khớp; viêm gan B; thoái hóa cột sống; thoát vị đĩa đệm; gan nhiễm mỡ; viêm xoang;
hoa mắt chóng mặt; đau đầu; cảm sốt; sưng hạch cạnh tai hạch cổ.
Mô tả loài:
Phùng Mỹ Trung, Phạm Văn Thế, Trần Hợp - WebAdmin.