MÀN MÀN HOA VÀNG
MÀN MÀN HOA VÀNG
Cleome viscosa
L., 1753
Arivela
viscosa
(L.) Raf., 1838
Corynandra
viscosa
(L.) Cochrane & Iltis, 2014
Polanisia
viscosa
(L.) DC., 1824
Sinapistrum
viscosum
(L.) Moench, 1802
Họ:
Màn màn Capparaceae
Bộ:
Màn màn Capparales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây thân thảo
sống hàng năm cao tới 80 cm. Cành nhánh có rãnh dọc và phủ lông mềm, dính;
lá kép chân vịt, gồm 3 - 5 lá chét. Hoa mọc
thành chùm dài ở ngọn cây. Hoa màu vàng có 4 lá đài, 4 cánh hoa dài 7 - 12 mm,
nhị nhiều từ 7 - 30 nhị, với
bao phấn xanh. Quả loại quả cải dài 5 - 9cm;
hạt cỡ 1. 5mm. Quả tự mở khi chín.
Sinh học, sinh
thái:
Loài mọc hoang ở
các khu vực các vùng
đất hoang có độ ẩm trung bình, nơi bãi trống,
dọc đường đi và dọc các đường đi từ Bắc đến Nam ở độ cao dưới 300m như loài Màn
màn tím Cleome chelidonii Cây ưa
sáng, lúc đầu ưa bóng, ít chịu hạn. Tái sinh hạt rất mạnh. Hoa, quả tùy thuộc
vào thời gian mọc mầm và phát triển quanh năm.
Phân bố:
Trong nước: Ở
Việt Nam cây mọc hầu khắp ở các tỉnh ở độ cao dưới 300m và được thu hái cây
quanh năm
Nước ngoài: Cây
của vùng Afghanistan, Assam, Bangladesh, Bénin, Borneo, Burkina, Campuchia,
Cameroon, Cape Verde, Tchad, Trung Quốc, Đảo Giáng sinh, Thái Lan.
Công dụng:
Toàn cây nấu nước
xông chữa nhức đầu. Nước ép lá dùng nhỏ vào tai hoặc dùng nước đắp chữa đau tai.
Rễ có tính kich thích và chống bệnh hoại huyết, bệnh chảy máu chân răng. Quả non
ăn kích thích tiêu hoá. Hạt làm thuốc xoa bóp chữa tê thấp và cũng dùng trị giun.
Ở Ấn Độ, lá dùng đắp vết thương và loét. Dịch lá dùng trị đau tai.
Mô tả loài:
Trần Hợp, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.