VÀNG NHỰA
VÀNG NHỰA
Garcinia vilersiana
Pierre, 1882
Ho: Bứa Clusiaceae
Bộ:
Chè Theales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gỗ có kích
thước trung bình,
thân có vỏ đen đen, rất sù sì, màu vàng lục ở trong, có nhựa vàng rất nhiều.
Lá thuôn hay bầu dục thuôn, tù hay hình tim ở gốc, nhọn ở đầu dài 15 - 25 cm,
rộng 6 - 12 cm, rất dai nhẵn bóng ở mặt trên; cuống lá dài 10 - 15 mm. Quả hình
cầu dài 4 cm, rộng 3, 5 cm, màu lục vàng khi chín, với thịt mềm. Hạt 3 - 5, xoan
thuôn, dài 22 mm, rộng 15 mm.
Sinh học, sinh
thái:
Cây thường mọc
trong các khu rừng thường xanh ở độ cao trung bình, thấp. Ưa đất thịt và chịu
bóng lúc còn nhỏ, ưa sáng khi trưởng thành. Tái sinh hạt, tái sinh chồi đều tốt.
Hoa tháng 2 - 3,
quả tháng 3 - 6.
Phân bố:
Trong nước: Cây
mọc ở rừng Kontum, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng, Bà Rịa và Côn Đảo, Đồng Nai.
Cũng thường được trồng để lấy quả.
Nước ngoài: Loài
phân bố ở Thái Lan, Lào, Campuchia.
Công dụng:
Quả ăn được và
cũng được bán ở các chợ. Vỏ cũng được dùng làm thuốc, người ta phối hợp với vỏ
Bứa núi
Garcinia ferrea
hay Bứa rừng Garcinia oliveri, chế loại bột
dùng đắp bong gân. Hoặc có thể phối hợp với mai Rùa để dùng như trên. Gỗ dùng
cho xây dựng, nông cụ, đồ dùng gia đình. Ở Campuchia, người ta dùng vỏ để làm
thuốc nhuộm màu vàng nghệ cho áo quần của các nhà sư.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 315.