VÔNG ĐỒNG
VÔNG ĐỒNG
Erythrina fusca Lour.,
1879
Erythrina caffra Blanco, 1932
Erythrina glauca Willd., 1945
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ:
Đậu Fabales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây gổ lớn, thân cành có gai, gai ở gốc lớn. Lá kép 3 lá chét màu mốc ở mặt dưới,
tập trung ở đỉnh, hình trái xoan;
lá kèm phụ thành tuyến. Cụm hoa chùm ở ngọn. Hoa đỏ
cam bên ngoài, bên trong có nhiều vạch màu trắng, dài 12mm, có 2 môi;
tràng hoa có lông mịn ở ngoài. Quả có lông vàng, hạt dài 12mm, màu nâu.
Sinh học, sinh thái:
Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt
đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở thung lũng, khe suối hay chân núi, ở độ cao 600 -
1.000m. Cây ưa sáng, ưa đất ẩm và thường rụng là vào mùa khô, thưởng phát hoa
cùng lá. Cây ra
hoa tháng 1 - 3 hằng năm.
Phân bố:
Loài phân bố ở Ấn
Độ, Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Java,
Philippin, Tân Ghinê, Polynedi. Cũng gặp ở bờ biển Ðông Phi châu và phân bố ở
Nam Mỹ. Ở nước ta cây mọc ở các vùng bờ biển và ở bờ các con sông từ Quảng Nam -
Ðà Nẵng tới thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và An Giang.
Công dụng:
Hoa được nhiều
loài chim sử dụng làm thức ăn. Dân gian dùng vỏ cây sắc làm thuốc bổ cho phụ nữ
sau khi sinh đẻ bị băng huyết, và dùng sắc đặc ngậm chữa nhức răng.
Lõi cây có màu vàng sáng đến vàng nâu. Gỗ nhẹ, không bền, ít được sử dụng.
Tài liệu dẫn:
Cây cỏ có ích ở Việt Nam - Võ Văn Chi - Trần Hợp
- Trang 342.