DÂY MẬT
DÂY
MẬT
Derris elliptica
(Sweet) Benth., 1860
Deguelia elliptica
(Wall.) Taub., 1891
Galedupa elliptica
(Wall.) Roxb., 1832
Millettia elliptica
(Wall.) Steud., 1841
Nothoderris elliptica
(Wall.) Blume ex Miq., 1855
Họ: Đâu Fabaceae
Bộ:
Đâu Fabales
Đặc điểm nhận
dạng:
Dây leo to có
cành hơi đen, có u sần sùi. Lá có 9 - 13 lá chét gần bằng nhau, hình ngọn giáo
ngược, gốc tròn hơi có lông ở mặt trên, có lông mềm ở mặt dưới, rồi trở lên hầu
như nhẵn ở cả 2 mặt; cuống lá chung có lông và có rãnh. Hoa màu hồng nhạt hoặc
trắng, xếp thành chùm ở nách. Quả thuôn hoặc hình ngọn giáo, có 2 cánh, cánh
trên rộng và ngoằn ngèo.
Sinh học, sinh
thái:
Ở Việt Nam cây
mọc hoang, sống dữa vào các thân cây gỗ trong rừng thứ sinh, vùng đồi núi và
nguyên sinh ở độ cao từ 200 đến 800m. Cây ưa bóng, ưa đất tốt. Ra hoa tháng 4 -
5 quả tháng 6 - 7 hàng năm.
Phân bố:
Trong nước: Đồng
Nai, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Dak Nông.
Nước ngoài:
Assam, Bangladesh, Borneo, Campuchia, Ấn Độ, Jawa, Lào, Malaya, Maluku, Myanmar,
Nepal, New Guinea, Nicobar, Philippines, Sri Lanka, Sulawesi, Sumatera, Thái Lan
Công dụng:
Dùng làm thuốc
duốc cá và diệt trừ các sâu bọ ăn hại cây cối. Thường dùng tán bột trộn với đậu,
lạc để dễ bảo quản trừ mối mọt, gián nhện. Ở Philippin, nhựa cây dùng trị sâu bọ
và dùng duốc cá. Rễ tán nhỏ, trộn với 40 phần bột tán thành một thứ thuốc trừ
sâu rất tốt đối với chó mèo. Còn ở Ấn Độ, người ta dùng rễ làm thuốc duốc cá, lá
được xem là độc đối trâu bò và cũng được dùng như trên ở Thái Lan.
Tài liệu dẫn:
Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - trang 387.