SIM
Rhodomyrtus tomentosa
(Ait.) Hassk., 1842
Cynomyrtus tomentosa (Aiton) Scriv., 1916
Myrtus tomentosa Aiton, 1789
Họ: Sim Myrtaceae
Bộ: Sim Myrtales
Đặc điểm nhận
dạng:
Cây bụi cao 1 - 3
m, thân non màu vàng nâu, có nhiều lông mịn; thân già màu nâu đen có các đường
nứt chạy dài, tiết diện tròn. Lá đơn, mọc đối. Lá mọc đối, phiến lá dày, chóp
tù,
mép lá nguyên, phiến lá hình xoan,
gốc nhọn, đầu tròn, dài 5 - 7 cm, rộng 3 - 4 cm; bìa phiến nguyên hơi cong xuống
phía dưới; lá già mặt trên màu xanh lục đậm, nhẵn bóng, mặt dưới màu vàng xanh
có rất nhiều lông mịn; lá non có lông ở cả 2 mặt. Gân lá hình lông chim nổi rõ
mặt dưới, 9 - 10 cặp gân phụ; cặp gân phụ thứ nhất rất mờ xuất phát từ gốc chạy
dọc sát theo bìa phiến tới ngọn; cặp thứ 2 to xuất phát cách đáy phiến 0,7 - 1
cm chạy song song theo mép lá cách bìa phiến 0,3 - 0,5 mm và nối với các cặp gân
phụ còn lại. Cuống lá hình trụ, màu vàng nâu, có nhiều lông mịn, dài 1 - 1,2 cm.
Không có lá kèm
Hoa màu hồng tím,
mọc riêng lẻ hoặc 3 cái một ở nách lá (đôi khi có hoa màu trắng). Hoa
đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ, có nhiều lông mịn, dài 0,8 - 1,2 cm.
Lá bắc dạng lá, cuống hình trụ dài 0,3 - 0,4 cm; phiến màu xanh, hình bầu dục,
nhiều lông mịn, có 3 gân chính màu vàng nâu nổi rõ ở mặt dưới, dài 0,3 - 1
cm.Quả màu xanh, khi chín mọng màu tím sẫm, chứa nhiều hạt.
Sinh học, sinh
thái:
Cây thường mọc
khắp trên các vùng đất trống, nương, rẫy bỏ hoang. Cây chịu được đất cằn, chịu
hạn, tái sinh hạt, tái sinh chồi rất tốt. Cây ra hoa tháng 4 - 5, có
quả tháng 8 - 9.
Phân bố:
Trong nước: Mọc
hoang trên các đồi trọc ở vùng núi và đồng bằnghầu khắp các tỉnh nước ta.
Nước ngoài:
orneo, Campuchia, Trung Nam Trung Quốc, Đông Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Jawa, Lào,
Đảo Sunda nhỏ, Malaya, Maluku, Myanmar, Philippines, Sri Lanka, Sulawesi, Đài
Loan, Thái Lan.
Công dụng:
Rễ được dùng trị
viêm dạ dày. ruột cấp tính, ăn uống không tiêu, viêm gan, lỵ, phong thấp đau
nhức khớp lưng cơ đau mỏi, tử cung xuất huyết theo công năng, thoa giang, dùng
ngoài trị bỏng. Liều dùng 15 - 30g; sắc uống. Lá được dùng trị viêm dạ dày ruột
cấp tính, ăn uống không tiêu; dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết. Liều dùng
lá khô 15 - 30g, dạng thuốc sắc. Quả dùng trị thiếu máu khi thai nghén, ốm yếu
sau khi có bệnh, thần kinh suy nhược, tai điếc, di tinh. Liều dùng 10 - 15g quả
khô, đun sôi lấy nước uống.
Lá non của sim
đắp làm liền da và cảm máu. Búp sim sắc uống trị ỉa chảy hoặc di lỵ và rửa vết
thương, vết loét. Rễ cũng dùng sắc uống trị đau tim. Quả sim chín làm rượu bổ.
Mô tả loài:
Trần Hợp, Phùng mỹ Trung - WebAdmin.