ĐINH LÁ TUYẾN
ĐINH LÁ TUYẾN
Fernandoa adenophylla
(Wall. ex G. Don) Steen. 1976.
Bignonia adenophylla
Wall. ex G. Don. 1838
Haplophragma adenophyllum
(Wall. ex G. Don.) Dop, 1930.
Họ: Đinh Bignoniaceae
Bộ:
Hoa mõm sói Scrophulariales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ nhỡ, cao 15 - 20 m,
cành non có lông dày màu vàng sét. Lá mọc đối, kép lông chim một lần, lẻ,
dài 20 - 50 cm, thường mang 5 - 9 lá chét. Lá chét hình bầu dục hay bầu dục rộng,
dài 12 - 20 cm, rộng 7 - 12 cm, mép nguyên, mặt dưới có lông màu vàng sét, có một
vài tuyến lõm.
Cụm hoa hình chùm thưa ở đỉnh cành dài 15 - 25 cm, rộng 25
- 30 cm, có lông dày.
Hoa màu vàng, cao 6 - 7 cm. Đài hình chuông cao 2 - 4 cm, có lông ở phía ngoài, 5
thuỳ gần bằng nhau. Tràng hình phễu, thót ở dưới, loe rộng ở phía trên, 5 thuỳ.
Nhị 4, không thò ra khỏi tràng. Quả nang hình trụ quăn, dài 30
- 70 cm, đường kính
1,5 - 2,5 cm, có 5 sống dọc. Hạt dài 2 - 3 cm, rộng 0,7
- 1,2 cm, cánh mỏng.
Sinh học, sinh thái:
Mùa ra hoa tháng 5 - 8, mùa quả chín
tháng 4 - 11 năm sau. Tái sinh bằng hạt và chồi đều rất mạnh.
Phân bố:
Trong nước: Quảng Trị (Hướng Hoá, Lao Bảo), Ninh
Thuận (Ninh Phước, Cà Ná, Vườn quốc gia Núi Chúa), An Giang (Châu Đốc)
Nước ngoài: Ấn Độ,
Bangladesh, Mianma, Thái Lan,
Lào.
Giá trị:
Cây cho gỗ tốt, không bị mối mọt,
dùng trong xây dựng và đóng các đồ dùng gia đình. Vỏ làm thuốc.
Tình trạng:
Mặc dù loài có khu phân bố tương đối
rộng nhưng bị chia cắt. Là đối tượng bị khai thác lấy gỗ nên các cá thể trưởng
thành bị suy giảm.
Phân hạng:
VU B1+2a.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã
được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "biết không chính
xác" (Bậc
K). Đề nghị bảo vệ loài trong tự nhiên, không tiếp tục chặt phá khai thác.
Tìm nguồn giống đưa trồng và bảo vệ ở
Vườn quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận và An Giang (Châu Đốc).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
2007 - phần
thực vật - trang 135.