Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cốt khí muồng
Tên Latin: Cassia occidentalis
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CỐT KHÍ MUỒNG

CỐT KHÍ MUỒNG

Cassia occidentalis L

Họ: Đậu Fabaceae

Bộ: Đậu Fabales

Mô tả:

Cây bụi cao 1 - 2m, nhẵn, thơm; lá kép lông chim gồm 5 - 8 đôi lá chét hình trái xoan. Hoa màu vàng mọc thành chùm ở nách lá hay đầu cành; quả đậu dẹp, hẹp, hơi cong, dài 15cm, thắt lại giữa các hạt, chứa 10 - 20 hạt dẹt, cứng, nhẵn bóng.

Ra hoa vào tháng 9.

Nơi sống và thu hái:

Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ven đường, các bãi cỏ, và cũng được trồng. Gieo hạt vào mùa xuân. Khi cây trưởng thành, người ta thu hái thân và lá vào mùa hè và thu, phơi khô dùng dần. Thu hái quả chín, phơi khô đập lấy hạt.

Công dụng:

Hạt được dùng trị: Huyết áp cao, đau đầu, gan nóng đau mắt. Táo bón thường xuyên, lỵ, đau dạ dày, ăn uống khó tiêu. Viêm ruột cam tích. Liều dùng 10 - 15g, dạng thuốc sắc. Thân và lá dùng ngoài trị rắn cắn và sâu bọ đốt. Lá khô tán bột và hãm uống trị sung huyết phổi. THân lá hãm uống hay sắc uống trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Dùng ngoài lấy thân, lá giã nát đắp.

 

Mô tả loài: Trần Hợp – Phùng mỹ Trung.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cốt khí muồng

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này