Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Me
Tên Latin: Tamarindus indica
Họ: Đậu Fabaceae
Bộ: Đậu Fabales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    ME

ME

Tamarindus indica L., 1753

Tamarindus officinalis Hook., 1851

Tamarindus umbrosa Salisb., 1796

Họ: Đậu Fabaceae

Bộ: Đậu Fabales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thường xanh, cao 20 - 15 m, đường kính 60 - 100 cm, thân thẳng không tròn, hơi vặn xoắn, nhiều cành tán lớn. Vỏ thân màu xám nhiều móc đen như muội, có đường ngăn dọc và ngang rộng. Thịt vỏ dày 1,2 cm, màu trắng xanh, chát. Cành non mềm, chúc xuống, có lông và vảy dải dác; lá kép lông chim chẵn, mọc cách, dài 8 - 10 cm, cuống chung dài 20 cm, mềm, nhỏ, nhẵn, 10 - 20 đôi lá nhỏ hình bầu dục, dài 20mm, rộng 7mm, nhẵn, có 5 - 6 đôi gân bên mờ. Lá kèm hình sợi, sớm rụng. Cụm hoa chùm đơn ở đầu cành hay kẽ lá, dài 5 - 10 cm, lá bắc sớm rụng, nụ hoa dài 2mm, hoa nở màu vàng. Cánh đài 5 hợp thành hình ống, nhẵn, 5 thùy ở đỉnh. Cánh tràng 3 lớn. 8 nhị dính thành bẹ ở dưới. Bầu có cuống nhẵn, 10 noãn; quả đậu dẹt đế bị ép, thẳng hoặc hơi cong, dài 7 - 12 cm, rộng Việt Nam: cây mọc, 8 - 1,5 cm, dày 0,3 - 0,7 cm, 3 - 6 đốt, mỗi đốt một hạt. Vỏ quả màu xanh, phủ lông mịn, sau nhẵn, thịt quả lúc non cứng, màu xanh lúc gìa màu nâu đen, vị chua ngọt. Hạt hình trứng màu đen, dài 1,5 cm, rộng 1 cm.

Sinh học, sinh thái:

Cây được trồng từ Bắc đến Nam. Nhưng chủ yếu ở miền Trung và miền Nam Việt Nam để lấy quả và lấy gỗ. Cây ưa sáng, chịu được hạn và chịu nhiều kiểu loại đất khác nhau kể cả đất ven biển.

Phân bố:

Trong nước: Cây được trồng ở Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Thái, Lai Châu, Sơn La, Hà Tây, Hoà Bình, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hóa và các tỉnh phía nam, mọc nhiều ven đường đi, quanh làng bản.

Nước ngoài: Cây có nguồn gốc từ Trung Phi đã được trồng Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan.

Công dụng:

Gỗ cứng, không mịn, có thể đóng đồ đạc bàn ghế thông thường. Quả ăn được, nấu canh, làm kẹo, làm mứt. Cây có dáng đẹp nền đã được trồng rất nhiều ở công viên, đường phố ở phía Nam nước ta.

 

Tài liệu dẫn: Cây gỗ kinh tế - Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh - trang 287.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Me

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này