BÁCH BỆNH
BÁCH BỆNH
Eurycoma longifolia Jack.
Họ: Thanh thất Simaroubaceae
Bộ: Cam Rutales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây nhỡ, cao 2 - 8m, có lông ở nhiều bộ phận;
lá kép gồm 10 - 36 đôi lá chét không cuống, mọc đối mặt trên xanh bóng, mặt dưới
trắng xóa; cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm kép hoặc chùm tán mọc ở ngọn,
cuống có lông màu gỉ sắt. Hoa màu đỏ nâu, đài
hoa chia thành 5 thuỳ hình tam giác có tuyến ở lưng; tràng hoa 5 cánh hình thoi
cũng có tuyến; nhị 5 có lông dày và hai vảy ở gốc; bầu có 5 noãn, hơi dính nhau
ở gốc, đầu nhuỵ rời. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa,
khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Sinh học, sinh thái:
Mọc hoang ở khắp các vùng rừng ở
Việt Nam lên đến độ cao 2000m,
trong các rừng thưa, dưới tán các cây gỗ lớn. Mùa hoa quả
tháng 3 đến tháng 11.. Có thể thu hái rễ quanh năm, phơi khô hay sấy khô.
Trong vỏ và gỗ bách bênh người ta đã chiết được các chất sau:
Các hợp chất Quassinoid: Eurycomalacton,
Hydroxyeurycomalacton, Dihydroxyklaineanon, Dehydroklaineaon, các Quassinoid có
tác dụng diệt vi trùng sốt rét Plasmodium falcifarum đã kháng thuốc. Các
hợp chất Triterpen loại Tirucalan: Niloticin, Dihydroniloticin, Piscidinol A,
Bourjotinolon A, Episapelin A, Melianon và Hyspidron.
Từ rễ đã phân lập được 3 Quassinoid: Eurycomanol, các
Alcaloid loại Canthin được phân lập từ vỏ và gỗ: Dimethoxycanthin - 6 - on, 10 -
Methoxy - Canthin - 6 - on, 5, 9 - Dimethoxycanthin - 6 - on và 9 - Methoxy - 3
- Methyl - Ccanthin - 5, 6 - Dion. Ngoài ra còn có các Alcaloid carbolin.
Phân bố:
Loài này mọc ở từ
Ấn Độ, Thái Lan, Cambodia Malaixia, Indonesia và Ở Việt
Nam, loài mọc phổ biến nhất ở miền trung và
các tỉnh Tây nguyên, miền Đông nam bộ.
Công dụng:
Cây chữa được nhiều trứng bệnh (nên có tên là
Bách - nghĩa là 100). Rễ thường dùng nhất là để chữa khí hư, huyết kém ăn uống
không tiêu, trong ngực có cục tích, gân đờ, xương yếu, chân tay tê đau, nôn mửa,
tả lỵ; còn dùng chữa tứ thời cảm mạo. Nhân dân thường dùng rễ chữa sốt, sốt rét,
chữa ngộ độc và say rượu; cũng dùng tẩy giun.
Vỏ thân làm thuốc bổ, chữa ăn uống không tiêu,
nôn, đầy ỉa chảy và còn được dùng giải độc do tích rượu. Vỏ
cùng với rễ dùng chữa nhức mỏi, đau lưng đau bụng kinh của phụ nữ. Quả dùng chữa
lỵ và ỉa chảy. Quả chín ăn được. Lá dùng nấu nước tắm trị ghẻ, lở ngứa, ngày
dùng 8 - 16g rễ, vỏ thân sắc uống hoặc phơi khô tán bột ngâm rượu uống hoặc làm
thành viên uống. Ngày dùng 4 - 6g. Phụ nữ có thai không dùng.
Mô tả loài:
Phùng mỹ Trung - WebAdmin.