Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC (PHẦN 2)

 

 

Xem trang 1

 

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Điều 18. Hợp tác khoa học và kỹ thuật

1. Các Bên ký kết sẽ đẩy mạnh hợp tác khoa học kỹ thuật quốc tế về lĩnh vực bảo toàn vừ sử dụng lâu bền đa dạng sinh học cho những nơi cần thông qua các thiết chế quốc gia và quốc tế thích hợp.

2. Mỗi Bên ký kết sẽ đẩy mạnh hợp tác khoa học kỹ thuật với các Bên ký kết khác, đặc biệt với các nước đang phát triển khi thực hiện chương trình này thông qua việc phát triển và thi hành các chính sách quốc gia và các khoản khác nữa. Để thúc đẩy sự hợp tác đó cần đặc biệt chú ý tới phát triển và tăng cường khả năng của quốc gia về mặt phát triển tài nguyên nhân lực và xây dựng thiết chế.

3. Hội nghị các Bên tại phiên họp đầu tiên sẽ quyết định thành lập cơ chế điều hành để đẩy mạnh và tạo điều kiện cho hợp tác khoa học - kỹ thuật.

4. Các Bên ký kết sẽ khuyến khích và xây dựng các phương pháp hợp tác về phát triển và sử dụng công nghệ, kể cả các công nghệ truyền thống và bản xứ có tuân theo luật pháp và chính sách của quốc gia để phục vụ cho mục tiêu của Công ước. Vì mục đích này các Bên ký kết sẽ đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực và trao đổi chuyên gia.

5. Các Bên ký kết sẽ tuân theo thoả thuận song phương, đẩy mạnh việc thành lập các chương trình cùng nghiên cứu và xí nghiệp liên doanh để phát triển công nghệ cần cho mục tiêu của Công ước này.

 

Điều 19. Quản lý công nghệ sinh học và việc phân phối lợi ích

1. Khi cần, mỗi Bên ký kết sẽ có các biện pháp chính sách, hành chính, luật pháp để cho các Bên ký kết khác tham gia có hiệu quả vào các hoạt động nghiên cứu công nghệ sinh học đặc biệt của các nước đang phát triển, các nước cung cấp tài nguyên gen cho nghiên cứu và là nơi khả thi để tiến hành nghiên cứu.

2. Một Bên ký kết sẽ có cá biện pháp thực tiễn để đẩy mạnh và làm tiến bộ việc phân phối kết quả, lợi ích có được nhờ công nghệ sinh học dựa trên tài nguyên gen do các Bên cung cấp theo cơ sở công bằng, hợp lý giữa các Bên ký kết, đặc biệt giữa các nước đang phát triển.

3. Các Bên sẽ xem xét nhu cầu và phương thức của Nghị định thư để ra xác thủ tục hợp lý, kể cả thoả thuận truyền tin trước về việc chuyển giao an toàn về trao đổi và sử dụng mọi sinh vật sống bị biến đổi do công nghệ sinh học, chúng có thể gây phản ứng ngược cho bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học.

4. Mỗi Bên ký kết sẽ trực tiếp hay thông qua yêu cầu của cá nhân có thẩm quyền về việc cung cấp các sinh vật nói tới ở tiểu khoản 1 trên sẽ cung cấp mọi thông tin sẵn có về sử dụng và điều tiết an toàn khi quản lý các sinh vật đó, và cấp mọi thông tin sẵn có về ảnh hưởng ngược tiềm của các sinh vật đặc biệt.

 

Điều 20. Các nguồn tài chính

1. Mỗi Bên ký kết cung cấp trong khả năng có thể sự hỗ trợ tài chính và các khoản động viên khích lệ cho những hoạt động nhằm đạt mục tiêu của Công ước này theo đúng các kế hoạch, các ưu tiên, các chương trình của quốc gia.

2. Các nước đang phát triển sẽ cung cấp các nguồn tài chính bổ sung và mới cho những nước đang phát triển có khả năng trả đủ chi phí tiền lãi để thi hành các biện pháp làm tròn nghĩ vụ của Công ước và thu được lợi từ các Điều khoản của nó. Các chi phí được thoả thuận giữa Bên nước đang phát triển và cơ cấu thể chế đã nói tới ở Điều 21, tuân theo chính sách, chiến lược, các chương trình ưu tiên về chi tiêu thích hợp và bằng chỉ dẫn các chi phí tiền lãi do Hội nghị các Bên lập ra. Các Bên khác, kể cả các nước đang trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường có thể tự nguyện thừa nhận các nghĩa vụ của các nước phát triển. Hội nghị các Bên định kỳ sẽ điểm lại và nếu cần sẽ sửa đổi danh sách đó. Khuyến khích các đóng góp của các nước và các nguồn khác trên cơ sở tự nguyện. Việc thực hiện các cam kết này có tính đến các nhu cầu cần các nguồn tài chính hợp lý, kịp thời, chắc chắn; tính đến tầm quan trọng của việc chia sẻ các gánh nặng giữa các Bên đóng góp có tên trong danh sách trên.

3. Các nước phát triển cũng có thể cung cấp các nguồn tài chính cần cho việc thực hiện Công ước này qua các kênh đa phương, khu vực và song phương, có lợi cho các nước đang phát triển.

4. Mức độ hiệu quả mà các Bên đang phát triển thực hiện cam kết của Công ước này sẽ phụ thuộc vào việc thực hiện cam kết về nguồn tài chính và chuyển giao công nghệ có hiệu quả không; sẽ hoàn toàn coi sự phát triển kinh tế - xã hội và xoá bỏ đói nghèo là các ưu tiên hàng đầu và tối hậu của các Bên nước đang phát triển.

5. Các Bên sẽ xem xét đầy đủ các nhu cầu đặc trưng và điều kiện đặc biệt của những nước kém phát triển nhất trong hoạt động cấp vốn và chuyển giao công nghệ.

6. Các Bên ký kết cũng xem xét các hoàn cảnh đặc biệt do tính phụ thuộc, do sự phân phố và địa bàn của đa dạng sinh học bên trong các Bên nước đang phát triển, cụ thể là các quốc gia đảo nhỏ bé.

7. Các Bên cũng xem xét hoàn cảnh đặc biệt của các nước đang phát triển, kể cả những nước có môi trường nghèo nàn nhất, và những nước có lãnh thổ núi, bờ biển và các khu khô cằn.

 

Điều 21. Cơ chế tài chính

1. Sẽ có một cơ chế cung cấp tài chính Bên nước đang phát triển vì mục đích của Công ước này trên cơ sở tài trợ hoặc nhân nhượng những yếu tố được mô tả ở Điều này. Cơ chế này sẽ hoạt động dưới quyền lực và hướng dẫn của Hội nghị, chịu trách nhiệm trước Hội nghị vì các mục đích của Công ước này. Hoạt động của cơ chế này sẽ được tiến hành theo cơ cấu có thể do Hội nghị quyết định ở nước họp đầu tiên. Vì các mục đích cả Công ước này, Hội nghị các Bên sẽ xác định chính sách, chiến lược, ưu tiên chương trình và các chỉ tiêu hợp lý để tiếp cận và sử dụng các nguồn tài chính đó. Các đóng góp tài chính phải tính đến tính hợp lý, chắc chắn và kịp thời của nguồn đóng góp như đã nêu ở Điều 20, phải phù hợp với lượng vốn cần được Hội nghị định kỳ quyết định và phải có tính đến việc chia sẻ gánh nặng giữa các Bên đóng góp có tên trong danh sách của Điều 20 tiểu khoản 2. Các nước phát triển và các quốc gia khác cũng có thể được tự nguyện đóng góp tài chính. Cơ chế sẽ hoạt động theo hệ thống điều hành dân chủ và rõ ràng.

2. Theo đúng mục tiêu của Công ước này, Hội nghị của Bên tại cuộc họp lần thứ nhất sẽ xác định chính sách, chiến lược và các ưu tiên chương trình, các khoản chi phí tiết; các phương châm chỉ đạo để tiếp cận và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính bao gồm việc dánh giá, giám sát thường xuyên việc sử dụng đó. Hội nghị các Bên sẽ quyết định chọn và chuẩn bị để hiệu quả hoá tiểu khoản 1 nếu trên sau khi tư vấn với cơ cấu thể chế được giao trách nhiệm điều hành cơ chế tài chính này.

3. Không dưới 2 năm kể từ khi Công ước này bắt đầu có hiệu lực, Hội nghị các Bên sẽ điểm lại tính hiệu quả của cơ chế theo Điều khoản này kể cả chỉ tiêu và các phương châm chỉ đạo nêu trong tiểu mục 2 trên đây, sau đó trở đi, Hội nghị vẫn phải thường xuyên kiểm điểm. Dựa trên sự kiểm điểm đó, nếu cần Hội nghị sẽ có hành động thích hợp để nâng cao tính hiệu quả của cơ chế.

4. Các Bên ký kết sẽ quan tâm củng cố các tổ chức tài chính hiện có để tạo nguồn tài chính cho bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học.

 

Điều 22. Mối quan hệ với các công ước quốc tế khác

1. Các Điều khoản Công ước này không ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa vụ của mọi hiệp định quốc tế khác mà bất kỳ Bên ký kết nào tham gia, trừ khi việc thi hành các quyền và nghĩa vụ đó gây phương hại nghiêm trọng hay đe doạ đa dạng sinh học.

2. Các Bên ký kết khi thực hiện Công ước này về phương diện môi trường biển sẽ tuân thủ các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia theo luật biển.

 

Điều 23. Hội nghị của các bên

1. Theo Điều khoản này, Hội nghị của các Bên ký kết

Điều 24

1. Theo điều này, Ban thư ký được thành lập; các chức năng của nó sẽ là:

a. Thu xếp và phục vụ các cuộc họp của Hội nghị các Bên theo như điều 23.

b. Thi hành các chức năng được bất kỳ Nghị định thư nào giao cho.

c. Chuẩn bị các báo về điều hành chức năng của Ban thư ký theo quy định của Công ước và trình các báo cáo lên cho Hội nghị các Bên.

d. Điều phối các cơ quan quốc tế thích hợp khác, đặc biệt là tham gia vào các sắp xếp hành chính, quản lý và hợp đồng giao kèo khi cần, huỷ bỏ thực sự các chức năng của nó.

e. Thực hiện các chức năng khác có thể được Hội nghị ở các Bên quy định.

2. Ở cuộc họp thường kỳ đầu tiên, Hội nghị các Bên sẽ bầu Ban thư ký trong số những tổ chức quốc tế có thẩm quyền hiện hành nào mà tuyên bố sẵn sàng thực hiện chức năng của Ban thư ký theo đúng Công ước.

 

Điều 25. Cơ quan giúp việc về tư vấn công nghệ, khoa học - kỹ thuật

1. Một cơ quan dự phòng các tư vấn công nghệ, khoa học kỹ thuật theo Điều này được thành lập để cung cấp cho Hội nghị các Bên và các cơ quan giúp việc khác, khi cần, các ý kiến cố vấn kịp thời gắn với việc thực hiện Công ước này. Cơ quan này mở cửa cho tất cả các Bên tham gia và sẽ là cơ quan liên ngành. Cơ quan này sẽ bao gồm các đại diện chính phủ có thẩm quyền trong các chuyên ngành thích hợp. Cơ quan này sẽ báo cáo thường xuyên cho Hội nghị về mọi khía cạnh công việc của nó.

2. Chiểu theo quyền lực và các phương châm hướng dẫn cho Hội nghị các Bên đặt ra và yêu cầu của Hội nghị, cơ quan này sẽ;

a. Cung cấp các đánh giá kỹ thuật và khoa học về tình trạng đa dạng sinh học.

b. Chuẩn bị các đánh giá kỹ thuật và khoa học về hiệu quả của những loại biện pháp đã được sử dụng theo các Điều khoản của Công ước này.

c. Xác định các công nghệ State of the Art, có hiệu quả sáng tạo và các bí quyết liên quan tới bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học. Tư vấn hướng đi và biện pháp đẩy mạnh phát triển, chuyển giao công nghệ cần.

d. Cung cấp tư vấn về các chương trình khoa học, hợp tác quốc tế, nghiên cứu và phát triển gắn với bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng sinh học.

e. Giải đáp các vấn đề phương pháp luận, công nghệ, kỹ thuật và khoa học mà Hội nghị các Bên và cơ quan giúp việc đặt ra cho Ban thư ký.

2. Chức năng, Điều khoản nội dung, tỏ chức và hoạt động của cơ quan này có thể được Hội nghị các Bên soạn thảo kỹ lưỡng.

 

Điều 26. Các báo cáo

Mỗi Bên ký kết trong khoảng thời gian àm Hội nghị các Bên quy định sẽ trình Hội nghị các Bên các báo cáo về những biện pháp mỗi bên đã sử dụng để thực hiện các Điều khoản của Công ước này và hiệu quả của chúng trong việc thực hiện các mục tiêu của Công ước.

 

Điều 27. Dàn xếp các ý kiến bất đồng

1. Trong rường hợp có bất đồng giữa các Bên ký kết về cách hiểu và áp dụng Công ước này, các Bên liên quan sẽ dàn xếp bằng thương lượng.

2. Nếu các Bên liên quan không thể đạt tới sự thoả thuận bằng thương lượng thì các Bên đó có thể cùng tìm Bên thứ 3 yêu cầu giúp đỡ, hoà giải.

3. Khi phê chuẩn, chấp nhận, thông qua hoặc thừa nhận Công ước này hay vào bất kỳ lúc nào sau đó; Tổ chức hợp tác kinh tế khu vực hay quốc gia có thể tuyên bố bằng văn bản cho bộ phận lưu trữ rằng sự bất đồng chưa được giải quyết theo tiểu mục 1 hay 2 ở trên, lúc đó, một hoặc cả hai biện pháp sau đây sẽ là bắt buộc cho hai Bên để dàn xếp;

a. Phân xử theo thủ tục đặt ra trong phần 1 của phụ lục 2.

b. Đệ trình bất đồng đó lên Toà án phán xứ quốc tế.

1. Nếu các Bên có bất đồng không chấp nhận trên hay bất kỳ thủ tục nào khác thì sự bất đồng sẽ được đệ trình để hoà giải theo như phần 2 của Phụ lục II trừ khi các Bên thoả thuận theo cách khác.

2. Các điểm đã nêu trong Điều khoản này sẽ áp dụng cho mọi Nghị định thư, trừ trường hợp trong Nghị định thư có quy định việc áp dụng theo một cách khác.

 

Điều 28. Việc thừa nhận các nghị định thư

1. Các Bên ký kết sẽ hợp tác với nhau trong việc soạn thảo và thừa nhận các Nghị định thư thừa nhận các Nghị định hư về Công ước này.

2. Các nghị định thư sẽ được thừa nhận trong một Hội nghị của các Bên ký kết.

3. Văn bản của nghị định thư đề nghị được thừa nhận phải do Ban thư ký chuyển tới các Bên ký kết ít nhất là 6 tháng trước thời điểm triệu tập Hội nghị nói trên.

 

Điều 29. Việc sửa đổi nội dung của các nghị định thư hoặc sửa đổi nội dung của công ước

1. Mỗi Bên ký kết đều có quyền đề nghị sửa đổi nội dung của bản Công ước này, có thể đề nghị sửa đổi nội dung của các Nghị định thư.

2. Các điểm sửa đổi nội dung của bản Công ước phải được thừa nhận qua một cuộc họp trong Hội nghị của các Bên ký kết các Nghị định thư có liên quan. Trừ khi có quy định khác, văn bản về những điểm sửa đổi nội dung của bản Công ước hoặc nội dung các Nghị định thư phải được Ban thư ký chuyển tới bộ phận chấp hành có liên quan ít nhất là 6 tháng trước thời điểm triệu tập cuộc họp nhằm thừa nhận việc sửa đổi. Ban thư ký cũng sẽ chuyển tới các nội dung đề nghị sửa đổi tới các Bên ký kết "để biết".

3. Các Bên ký kết phải cố gắng nhằm đạt được sự nhất trí về một nội dung sửa đổi nào đó trong bản Công ước hoặc trong các Nghị định thư. Nếu đã có những cố gắng nhưng không đạt được sự nhất trí và không đi tới sự tán thành chung thì phương sách cuối cùng là lấy biểu quyết theo đa số và nội dung sửa đổi sẽ được thừa nhận nếu được 2/3 các Bên ký kết có mặt trong cuộc họp bỏ phiếu tán thành và sẽ được Phòng lưu trữ truyền đạt tới các Bên ký kết để công nhận, phê chuẩn, chấp nhận.

4. Việc phê chuẩn, công nhận, chấp nhận các nội dung sửa đổi sẽ được thông báo bằng văn bản theo Phòng lưu ký. Các điểm sửa đổi đã được thừa nhận theo mục 3 trên đây sẽ có hiệu lực đối với các Bên ký kết đã chấp nhận những sửa đổi đó, kể từ ngày thứ 90 sau ngày lưu ký các văn kiện phê chuẩn, thừa nhận, chấp nhận phải được ít nhất là 2/3 các Bên ký kết Công ước hoặc ký kết Nghị định thư đã biểu quyết tán thành, trừ khi trong Nghị định thư có quy định các giải quyết khác. Sau đó, các điểm sửa đổi sẽ có hiệu lực đối với mỗi Bên ký kể từ ngày thứ 90 sau ngày Bên đó đã lưu ý các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc công nhận.

5. Để vận dụng Điều khoản này, nói "các Bên có mặt trong cuộc bỏ phiếu" có nghĩa là các Bên có mặt sẽ bỏ phiếu tán thành hay không tán thành các nội dung sửa đổi.

 

Điều 30. Việc thừa nhận và sửa đổi các phần phụ lục

1. Các phần phụ lục của bản Công ước này hoặc của một Nghị định thư là một bộ phận gắn liền với bản Công ước hoặc Nghị định thư tuỳ theo trường hợp và trừ khi có những quy định về một cách giải quyết khác, việc tham khảo bản Công ước hoặc các Nghị định thư cũng sẽ đồng thời là tham khảo bản Công ước hoặc các Nghị định thư và các phần phụ lục. Nội dung các phần phụ lục sẽ được giới hạn trong các phạm vi về thủ tục, về khoa học, về kỹ thuật và về hành chính.

2. Trừ khi trong Nghị định thư có những quy định khác về những phần phụ lục của Nghị định thư đó, việc đề nghị, thừa nhận và ban hành về hiệu lực của các phần phụ lục kèm theo bản Công ước hoặc các Nghị định thư, phải làm theo các thủ tục sau đây:

a. Với đề nghị những phần phụ lục của bản Công ước hay Nghị định thư phải theo thủ tục ghi trong Điều khoản 29.

b. Một Bên ký kết, nếu chưa có thể công nhận một phần phụ lục của Công ước này hoặc của một Nghị định thư phải thông báo bằng văn bản với Phòng lưu ký trong thời hạn một năm kề từ ngày nhận được thông báo của Phòng lưu ký đề nghị thừa nhận. Khi nhận được thông báo trên, c. Phòng lưu ký phải thông báo cho tất cả các Bên ký kết về vấn đề này. Một Bên ký kết nào đó có thể, bất kỳ lúc nào, xin rút lui ý kiến phản bác của minh đã đều trước đó, nội dung các phụ lục sẽ có hiệu lực đối với Bên đó, theo tiểu mục c sau đây.

d. Khi hết thời hạn một năm kề từ ngày nhận được thông báo đề nghị thừa nhận của Phòng lưu ký, phần phụ lục sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Bên đã ký kết bản Công ước này hoặc Nghị định thư có liên quan khi không có các việc thông báo như đã nêu trong tiểu mục b trên đây.

3. Việc đề nghị thừa nhận và quy định về hiệu lực của các điểm sửa đổi của các phần phụ lục của Công ước này hoặc của các Nghị định thư phải thực hiện theo cùng thủ tục đề nghị, thừa nhận và quy định về hiệu lực của các phần phụ lục.

4. Nếu có một phần phụ lục bổ sung hoặc nội dung sửa đổi phần phụ lục có liên quan đến việc sửa đổi Công ước hoặc Nghị định thư thì phần phụ lục bổ sung hoặc sửa đổi phần phụ lục sẽ chỉ có hiệu lực khi mà nội dung sửa đổi của bản Công ước hoặc Nghị định thư đã có hiệu lực.

 

Điều 31. Quyền bỏ phiếu

1. Trừ trường hợp nêu trong mục 2 dưới đây, mỗi Bên ký kết Công ước này hoặc nột Nghị định thư được bỏ một phiếu.

2. Các Tổ chức tổng hợp kinh tế của từng khu vực khi biểu quyết về những vấn đề trong phạm vi trình độ chuyên môn của các tổ chức đó, có quyền được bầu một số phiếu bằng số quốc gia thành viên đã ký kết vào bản Công ước này hoặc các Nghị định thư có liên quan. Các tổ chức này không có quyền bỏ phiếu nếu các quốc gia thành viên trong tổ chức đã thực hiện quyền đó và ngược lại.

 

Điều 22. Quan hệ giữa Công ước và các Nghị định thư về công ước

1. Mỗi Quốc gia hoặc một tổ chức thống hợp kinh tế của khu vực không thể coi như một Bên ký kết các Nghị định thư, trừ khi quốc gia này đồng thời là một Bên ký kết vào bản Công ước này.

2. Các quyết định về một Nghị định thư sẽ chỉ được các Bên có liên quan tới Nghị định thư đó thực hiện. Nếu một Bên ký kết không phê chuẩn, chấp nhận, hoặc thừa nhận một Nghị định thư thì Bên đó có thể tham gia các cuộc họp về Nghị định thư đó như là quan sát viên.

 

Điều 33. Việc ký kết

Bản Công ước này sẽ được đưa ra cho các quốc gia và tổ chức thống hợp kinh tế khu vực ký kết tại Rio de Janeiro từ ngày 5 tháng 6 năm 1992 đến ngày 14 tháng 6 năm 1992 và tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York từ 15 tháng 6 năm 1992 đến ngày 4 tháng 6 năm 1993.

Điều 34. Việc phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành

1. Bản Công ước này phải được các quốc gia và các tổ chức thống hợp kinh tế khu vực phê chuẩn, chấp nhận, hoặc tán thành. Các văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành sẽ được lưu giữ tại Phòng lưu ký.

2. Nếu một tổ chức đã nêu trong mục 1 là một Bên ký kết trong bản Công ước này mà trong số các quốc gia thành viên của tổ chức đó không có quốc gia nào là một Bên ký kết thì trong trường hợp này, tổ chức đó sẽ có những nghĩa vụ ràng buộc đối với bản Công ước hoặc Nghị định thư. 3. Trong trường hợp một hay nhiều quốc gia của tổ chức đó là những Bên ký kết trong Công ước thì tổ chức đó và các quốc gia thành viên sẽ quyết định phần trách nhiệm của từng quốc gia trong việc thực hiện những nghĩa vụ nêu trong bản Công ước hoặc trong Nghị định thư. Trong các trường hợp này, tổ chức đó và các quốc gia thành viên không được phép thực hiện các quyền nêu trong Công ước này hoặc trong các Nghị định thư có liên quan một cách đối địch nhau.

 

Điều 35

Bản Công ước này và Nghị định thư sẽ được để ngỏ để các quốc gia và các Tổ chức thống hợp kinh tế khu vực tán thành gia nhập, kể từ ngày mà bản Công ước, bản Nghị định thư có liên quan đã kết thúc việc ký kết.

Các văn kiện xin gia nhập sẽ lưu giữ tại Phòng lưu ký.

Trong các văn kiện gia nhập, các tổ chức đã nêu trong mục 1 sẽ tuyên bố về phạm vi thẩm quyền chuyên môn của các tổ chức đó trong các vấn đề cần được giải quyết theo các định hướng trong Công ước hoặc trong bản Nghị định thư có liên quan tới các vấn đề đó. Các tổ chức này cũng sẽ thông báo cho Phòng lưu ký về những thay đỏi nào đó có liên quan tới phạm vi trình độ chuyên môn của mình.

Các điều ghi trong tiểu mục 2 Điều 34 sẽ được áp dụng cho các Tổ chức thống hợp kinh tế khu vực đã xin gia nhập Công ước hoặc một Nghị định thư nào đó.

 

Điều 36. Việc bắt đầu có hiệu lực

Bản Công ước này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày thứ 90 sau ngày mà bản văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành thứ 30 đã được lưu ký.

Một Nghị định thư thư sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 90 sau khi số lượng văn bản phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành đã được lưu ký, bằng số lượng đã quy định trong Nghị định thư đó.

Đối với mỗi Bên ký kết thì việc có hiệu lực sẽ bắt đầu từ ngày mà văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành thứ 30 đã được lưu ký hoặc từ ngày thứ 90 sau ngày mà Bên ký kết đó đã nộp lưu ký văn kiện phê chuẩn, chấp nhận, hoặc tán thành của mình.

Trừ khi có quy định khác đã ghi trong Nghị định thư thì theo mục 2 trên đây, một Nghị định thư sẽ có hiệu lực đối với Bên ký kết đã phê chuẩn, chấp nhận hoặc tán thành Nghị định thư đó kể từ ngày thứ 90, ngày mà Bên ký kết đó đã đệ nộp lưu ký văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành, hoặc kể từ ngàu bản Công ước này bắt đầu có hiệu lực đối với Bên ký kết đó.

Để vận dụng các tiểu mục 1 và 2 trên đây, sẽ quy ước là một văn kiện do Tổ chức thống hợp kinh tế khu vực đệ nộp lưu ký không được kể thêm vào số lượng mà các quốc gia thành viên của tổ chức đó đã nộp lưu ký.

Điều 37. Các mục dự trữ (hạn chế)

Bản Công ước này không có mục dự trữ (hạn chế) nào cả.

 

Điều 40. Việc bổ nhiệm Ban thư ký lâm thời

Trong thời kỳ của bản Công ước này bắt đầu có hiệu lực tới phiên họp đầu tiên của Hội nghị các Bên ký kết, Tổng giám đốc Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc sẽ chỉ định Ban thư ký theo các yêu cầu của Điều khoản 24, mục 2, hoạt động tạm thời trong thời kỳ đó.

 

 

 

Xem trang 1

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này