Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

PHÁT HIỆN HAI LOÀI ẾCH CÂY SẦN THUỘC GIỐNG THELODERMA Ở VIỆT NAM

Jodi j. L. Rowley - Bảo tàng Sydney Australia
Trần Thi Anh Đào, Lê Thi Thùy Dương, Hoàng Đức Huy - Đại học KHTN thành phố HCM

Dựa trên những phân tích về hình thái và di truyền học phân tử, các nhà khoa học Australia và Việt Nam đã phát hiện, mô tả và công bố hai loại ếch cây sần mới thuộc giống Theloderma trên tạp chí Zootaxax số 3098: 47–54 ngày 15.11.2011. Hai loài mới được tìm thấy thuộc vùng Cao nguyên Kontum và Langbiang, Việt Nam; sự khác biệt so với các loài cùng giống bởi kích thước nhỏ cơ thể nhỏ (chiều dài cơ thể <30 mm); không có răng lá mía; da có nếp nhăn, các vết sần trên sống lưng vôi hóa, chi trước không có màng bơi; lưng màu nâu, mắt hai màu (1/3 phía trên màu nâu vàng nhạt và phía dưới nâu đỏ đậm). Bằng chứng phân tử cũng chỉ ra là cả hai loài mới đều thuộc của giống Theloderma; đồng thời khác biệt với tất cả những loài cùng giống được lấy mẫu để so sánh (sự khác biệt trong trình tự trên gen16S rRNA lớn hơn 8,5% đối với tất cả các loài khác thuộc giống Theloderma đã có sẵn trình tự 16S rRNA). Hai loài này cũng khác nhau ở hình thái lưng, mức độ sần trên lưng, và trên ty thể DNA.

.

Theloderma palliatum sp. Nov Ếch cây sần trá hình

 
 
Ếch cây sần trá hìnhTheloderma palliatum - Ảnh -Jodi j. L. Rowley
 


Loài ếch cây sần này có thân thon dài; chiều dài của đầu bằng khoảng 90% bề ngang đầu, mũi hình vát khi nhìn từ trên xuống, và hình vát cụt khi nhìn ngang; khóe mắt tròn và hướng về phía miệng, nhưng không rõ ràng; mút mõm nhọn, hơi lõm; gian hốc mắt hơi lồi; lỗ mũi hình bầu dục, không lồi, không thấy vành mũi ở hướng bên, và nằm gần chóp mũi hơn là gần mắt; đồng tử hình ô van và nằm ngang; tai dễ nhận thấy, so với da quanh tai thì vành tai nhô cao hơn; không có đốm màu hình mắt; da không hóa xương và dính với vùng đỉnh đầu; không có răng lá mía; lỗ mũi sau hình bầu dục, nằm tại mép của vòm miệng; lưỡi gắn phía trước, rộng, chẻ chữ V đến tận phía sau; không có túi thanh âm và miệng túi thanh âm; nếp trên màng nhĩ rõ ràng và dễ nhìn thấy, kéo dài xa hơn nách. Chi trước mảnh và dài, độ dài của các ngón chân trước tương ứng là I<II<IV<III. Các đầu ngón đều có giác bám hình tròn phát triển tốt, so với bề ngang ngón chân thì giác bám khá rộng (giác bám ở ngón thứ 3 rộng bằng 228% bề ngang ngón chân thứ ba), các giác bám đều rộng hơn dài (giác bám ở ngón thứ 3 rộng bằng 103% chiều dài), giác bám ở ngón thứ 3 rộng bằng 74% màng nhĩ; không có màng chân, không có diềm da; các nốt sần dưới da dễ nhìn thấy, tròn, công thức 1,1,2,2; hai nốt sần trong lòng bàn tay, có các nốt sần nhỏ hơn nhưng cũng dễ nhìn thấy; ngón cái có ít nốt sần hơn; đệm giao phối xuất hiện ở ngón thứ 1; độ dài các ngón chân sau là I< II< III=V< IV, đầu ngón chân đều có giác bám hình tròn phát triển tốt, giác bám ở chi sau bé hơn so với các ngón ở chi trước. Công thức màng chân là I2-–2+II1½–3-III2-–3IV2½–1½V. Các nốt sần dưới da tròn, dễ thấy, công thức : 1,1,2,3,2; các nốt sần bên dưới xương chân dễ nhìn thấy, hình bầu dục, các nốt sần bên trên xương bàn chân dễ thấy, nhỏ, hình tròn; da lưng nhăn ít, với các nốt sần nhuyễn và rải rác, dạng hạt, thô ráp; mặt dưới của đùi và bụng cũng sần sùi; ngực và cổ họng trơn láng; không thấy mép da và điểm lồi ra của khớp xương chày.

 

Theloderma nebulosum sp. nov. Ếch cây sần sương mù

 
 
Ếch cây sần sương mùTheloderma nebulosum - Ảnh -Jodi j. L. Rowley
 


Loài này có kích thước lớn hơn; chiều dài đầu bằng với chiều rộng đầu; mũi hình vát khi nhìn từ trên xuống, hình bầu tròn khi nhìn ngang; đỉnh đầu dốc, hơi lõm; gian hốc mắt hơi lồi; lỗ mũi hình bầu dục, chỉ hơi lồi, không thấy vành mũi ở hướng bên, và nằm gần chóp mũi hơn là gần mắt; đồng tử hình ô van và nằm ngang; tai dễ nhận thấy, so với da quanh tai thì vành tai nhô cao hơn, khoảng 67% độ lồi của mắt; không có đốm màu hình mắt; da không hóa xương và không dính với vùng đỉnh đầu; không có răng lá mía; lỗ mũi sau hình bầu dục, nằm tại mép của vòm miệng; lưỡi gắn phía trước, rộng, chẻ chữ V đến tận phía sau; nếp trên hòm nhĩ rõ ràng và dễ nhìn thấy, kéo dài xa hơn nách.
Chi trước mảnh và dài, độ dài của các ngón chân trước tương ứng là I<II<IV<III. Các đầu ngón đều có giác bám hình tròn phát triển tốt, so với bề ngang ngón chân thì giác bám khá rộng (giác bám ở ngón thứ 3 rộng bằng 209% bề ngang ngón chân thứ ba), các giác bám đều rộng hơn dài (giác bám ở ngón thứ 3 rộng bằng 135% chiều dài), giác bám ở ngón thứ 3 rộng bằng 77% màng nhĩ; không có màng chân, không có diềm da; các nốt sần dưới da dễ nhìn thấy, tròn, công thức 1,1,2,2; có các nốt sần thừa, hai nốt sần trong lòng bàn tay, có các nốt sần nhỏ hơn nhưng cũng dễ nhìn thấy; ngón cái có ít nốt sần hơn và các nốt ít nhô cao; ngón thứ 1. Độ dài các ngón chân sau là I< II< III < V< IV, Các đầu ngón đều có giác hút hình tròn phát triển tốt, giác hút ở chi sau bé hơn so với các ngón ở chi trước. Công thức màng chân là I2+–3II2+–3+III2+–3½IV3+–2+V. Các nốt sần dưới da tròn, dễ thấy, công thức : 1,1,2,3,2; các nốt sần bên dưới xương chân dễ nhìn thấy, hình bầu dục, các nốt sần bên trên xương bàn chân dễ thấy, nhỏ, hình tròn; da lưng nhăn rất ít, với các nốt sần nhuyễn và rải rác, dạng hạt, thô ráp; mặt dưới của đùi và bụng cũng sần sùi; ngực và cổ họng trơn láng; không thấy mép da và điểm lồi ra của khớp xương chày.

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này