ĐA DẠNG CÁC LOÀI RẮN ĐỘC Ở VIỆT NAM ?
Nguyễn Thiên Tạo - Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam |
|
|
Việt Nam hiện biết là nơi cư ngụ của 193 loài rắn thuộc 69 giống, 8 họ. Trong số đó ghi nhận tổng số 53 loài rắn độc gồm 35 loài (15 giống) thuộc họ Rắn hổ Elapidae và 18 loài (8 giống) thuộc họ Rắn lục Viperidae.
Việt Nam được biết đến là một đất nước có đa dạng sinh học phong phú và mang tính đặc hữu cao, đặc biệt là các loài bò sát và ếch nhái. Các loài rắn độc của Việt Nam không chỉ phổ biến trong việc sử dụng làm thuốc cổ truyền mà còn được coi là nhóm bò sát có tính đa dạng về thành phần loài. Cho đến nay Việt Nam hiện biết là nơi cư ngụ của 193 loài rắn thuộc 69 giống, 8 họ. Trong số đó ghi nhận tổng số 53 loài rắn độc gồm 35 loài (15 giống) thuộc họ Rắn hổ Elapidae và 18 loài (8 giống) thuộc họ Rắn lục Viperidae.
Bên cạnh đó, sự phân bố theo vùng địa lý của các loài rắn độc cũng khác nhau: 12 loài chỉ ghi nhận ở miền Bắc, 19 loài chỉ ghi nhận ở miền Nam và 22 loài ghi nhận ở cả hai miền đất nước. Có 5 loài hiện được coi là đặc hữu của Việt Nam gồm: Rắn cạp nia s-lo-win-s-ki Bungarus slowinskii, Đẻn xanh lơ Hydrophis parviceps, Rắn lục hòn sơn Cryptelytrops honsonensis, Rắn lục trùng khánh Protobothrops trungkhanhensis và Rắn lục trường sơn Viridovipera truongsonensis. Đáng chú ý là sau công bố của Wuester et al. (1995), loài Rắn hổ mang trước đây có tên là Naja naja hiện đã được tách thành 3 loài riêng biệt: loài Rắn hổ mang trung quốc N. atra phân bố ở miền Bắc, hai loài Rắn hổ mang một mắt kính N. kouthia và Rắn hổ mang xiêm N. siamensis ghi nhận ở miền Nam. Chưa có đánh giá chi tiết nào về việc sử dụng các loài rắn ở Việt Nam, tuy nhiên, rắn được thu thập để làm thực phẩm, lấy nọc độc, làm thuốc cổ truyền và dùng trong kỹ nghệ da. Các loài rắn độc phổ biến dùng ngâm rượu là các loài rắn cạp nia (Bungarus spp.), rắn hổ mang (Naja spp.), và Hổ chúa Ophiophagus hannah. Rắn biển đôi khi được dùng ngâm rượu nhưng chúng thường được dùng để làm thực phẩm ở các khu vực ven biển. Do việc nuôi giữ rắn độc để làm cảnh có thể gây nguy hiểm với con người nhưng một số loài có màu sắc đẹp, có khả năng nuôi làm cảnh như:Rắn lá khô đầu hình V Sinomicrurus kellogi, Rắn lá khô thường S. macclellandi, Rắn lục đầu bạc Azemiops feae.
|
|
|
|
Rắn lục mũi hếch Deinagkistrodon acutus Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo |
|
|
|
|
|
Rằn lục đầu bạc Azemiops feae Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo |
|
|
|
|
|
Rắc lục Jerdoni Protobothrops jerdoni Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo |
|
|
|
|
|
Răn hố mang xiêm Naja siamensis Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo |
|
|
|
|
|
Rắn lục Vogeli Viridovipera vogeli Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo |
|
Việt Nam đã thành lập nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên để bảo vệ cảnh quan và tài nguyên sinh vật. Theo số liệu của Tổ chức Bảo tồn chim quốc tế, đến năm 2004 Việt Nam có 208 khu bảo tồn hiện có và đề xuất. Các khu bảo tồn này đã góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ và gìn giữ sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã trong đó có các loài rắn. Bên cạnh 4 loài rắn độc gồm 3 loài thuộc giống Rắn hổ mang (Naja) và loài rắn hổ chúa (Ophiophagus hannah) được ghi trong Phụ lục II của Công ước CITES (có hiệu lực từ ngày 1/7/2008); có 8 loài được luật pháp Việt Nam bảo vệ gồm: Hổ chúa Ophiophagus hannah ghi trong nhóm IB (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại), 4 loài thuộc giống Rắn cạp nia (Bungarus) và 3 loài thuộc giống Rắn hổ mang (Naja) ghi trong nhóm IIB (hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại) của Nghị Định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (2006). Chỉ có loài Rắn lục sừng Protobothrop cornutus ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2009) ở bậc DD (thiếu dẫn liệu). Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 6 loài rắn độc gồm: 1 loài ở bậc cực kỳ nguy cấp, CR (Rắn hổ chúa Ophiophagus hannah); 4 loài ở bậc nguy cấp, EN (Rắn cạp nong Bungarus fasciatus và 3 loài rắn hổ mang Naja spp.); và 1 loài ở bậc sẽ nguy cấp, VU (Rắn lục đầu bạc Azemiops feae).
|