Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

GHI NHẬN LOÀI RẮN LỤC SỪNG Protobothrops cornutus (SMITH, 1930) Ở TRUNG QUỐC

NGUYỄN QUẢNG TRƯỜNG - Viện sinh thái tài nguyên sinh vật

 

Loài rắn lục sừng được Smith mô tả từ năm 1930 dựa vào mẫu chuẩn thu được ở núi Phan-xi-păng, miền Bắc Việt Nam. Loài này từng được coi là loài đặc hữu của Việt Nam và rất hiếm gặp, hiện mới chỉ được ghi nhận ở một vài địa điểm thuộc vùng núi cao của Việt Nam như Phan-xi-păng (Lài Cai), Hà Giang, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) và Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế). Liang và Liu (trong tài liệu của Liang năm 2003) đã công bố một giống mới và một loài rắn lục mới là Ceratrimeresurus shenlii dựa trên các mẫu vật rắn lục có sừng thu được ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Tuy vậy, sau khi so sánh mô tả đồng thời phân tích, so sánh mẫu vật của hai loài rắn lục sừng ở Việt Nam và Trung Quốc, Patrick David và các cộng sự đã đi đến kết luận Ceratrimeresurus shenlii Liu and Liang in Liang, 2003 là tên đồng nghĩa của Protobothrops cornutus (Smith, 1930). Bài báo này được đăng trên tạp chí Nghiên cứu bò sát và ếch nhái Châu Á, số 11 năm 2008. Như vậy, vùng phân bố của loài rắn lục sừng đã được mở rộng khoảng 760 km theo đường chim bay về hướng bắc so với địa điểm ghi nhận mới nhất của Ziegler và cộng sự (năm 2006) ở Hà Giang, miền Bắc Việt Nam.

 

 
 
 

 

 
RẮN LỤC SỪNG - Protobothrops cornutus - Ảnh: Phạm thế Cường
 

 

Những phát hiện mới này càng cho chúng ta thấy được những tiềm ẩn chưa được khám phá không chỉ về những loài mới ở Việt Nam mà còn là vùng phân bố của các loài đã được phát hiện trước đây. Với những phát hiện này chúng ta sẽ vẽ lại bản đồ vùng phân bố của chúng. Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều loài bò sát, lưỡng cư được phát hiện mới nhiều nhất trên thế giới trong những năm qua.

 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này