HỢP TÁC NGHIÊN CỨU VỀ ẾCH NHÁI & BÒ SÁT Ở VIỆT NAM
Nguyễn Quảng Trường - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh Vật
Tóm tắt: Bài báo này đánh giá tổng quan về kết quả nghiên cứu ếch nhái và bò sát ở Việt nam. Danh sách các loài ếch nhái và bò sát mới được phát hiện ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 2006 cũng được kèm theo ở phần phụ lục.
GIỚI THIỆU
Việt Nam được biết đến như một đất nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao và mang tính đặc hữu, đặc biệt là các loài ếch nhái và bò sát. Hàng loạt nghiên cứu đã được tiến hành ở nhiều khu vực khác nhau trên cả nước từ những thập kỷ trước. Đầu thế kỷ 20 (1924 - 1944), ở Đông Dương, Bourret - một nhà khoa học người Pháp, đã ghi nhận được 177 loài và phân loài thằn lằn, 245 loài và phân loài rắn, 45 loài và phân loài rùa và 171 loài và phân loài ếch nhái. Trong giai đoạn từ 1945 đến 1954 do ảnh hưởng của chiến tranh nên hầu như không có nghiên cứu đáng chú ý nào. Từ năm 1954 đến 1975, có một công trình nghiên cứu được thực hiện ở miền Bắc Việt Nam, đã thống kê có tổng số 68 loài ếch nhái và 159 loài bò sát [Trần Kiên và cs., 1981]. Ở miền Nam, Campden-Main (1970) mô tả 77 loài rắn trong cuốn sách nhận dạng của mình. Từ năm 1976 đến 1980, trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa các cơ quan của Việt Nam và Liên Xô (cũ), một số nghiên cứu về ếch nhái và bò sát đã được thực hiện ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Đào Văn Tiến là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên đã tổng hợp và xây dựng khoá định loại cho 87 loài ếch nhái, 77 loài thằn lằn, 165 loài rắn, 32 loài rùa và 2 loài cá sấu. Năm 1996, Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc thống kê ở Việt Nam có tổng số 340 loài bao gồm 82 loài ếch nhái và 258 loài bò sát. Con số này tăng lên đến 458 loài (162 loài ếch nhái và 296 loài bò sát) trong Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng và cs. (2005). Danh lục này đã bổ sung thêm khoảng 200 loài so với các danh lục trước đây ở Việt nam. Những khám phá mới và ghi nhận bổ sung này là kết quả của rất nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu trong suốt 25 năm qua (1980-2006).
CÁC BÊN THAM GIA
Nghiên cứu về ếch nhái và bò sát ở Việt Nam được thực hiện bởi các nhà khoa học của cả Việt Nam và nước ngoài. Các cơ quan và tổ chức nước ngoài tham gia chủ yếu gồm: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, New York, Mỹ (AMNH); Đại học bang Applachian, Bắc Carolina, Mỹ (ASU); Viện Nghiên cứu Rùa, Florida, Mỹ (CRI); Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles, California, Mỹ (LACM); Bảo tàng Hoàng gia Ontario, Ontario, Canada (ROM); Viện Động vật học Saint Petersburg, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Saint Petersburg, Nga (ZISP); Bảo tàng và Viện Động vật học Alexander Koenig, Bonn (ZFMK) và Vườn thú Cologne, Cologne, Đức; Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Quốc gia, Đài Trung, Đài Loan (NMNS). Các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam gồm: Tổ chức Bảo tồn chim Quốc tế (Birdlife); Chương trình CARE Quốc tế tại Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES); Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế (FFI)- Chương trình Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Sư phạm Hà Nội (HUE), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR), Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST); Tổ chức PLAN Quốc tế tại Việt Nam; Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN); Tổ chức Traffic Đông Nam Á; Tổ chức WAR tại Việt Nam (WAR); Hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên (WWF - Chương trình Đông dương).
CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Chương trình hợp tác nghiên cứu về ếch nhái và bò sát ở Việt Nam tập trung vào hai lĩnh vực: khám phá sự đa dạng khu hệ ếch nhái bò sát và bảo tồn các loài bị đe doạ.
Nhiều nghiên cứu về sự đa dạng của các loài ếch nhái và bò sát được tiến hành ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn quốc, kết quả từ năm 1980 đến 2006 đã phát hiện 3 giống mới, 79 loài mới và 3 phân loài mới cho khoa học (Bảng 1). Ngoài ra, có ít nhất 90 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam trong giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khu vực núi cao của Việt Nam chứa đựng sự đa dạng về thành phần loài ếch nhái và bò sát khá cao. Một số địa điểm quan trọng đối khu hệ ếch nhái bò sát ở Việt Nam gồm: dãy Hoàng Liên (Phan-xi-păng) ở khu vực Tây Bắc, dãy Bắc Sơn và Yên Tử ở khu vực Đông Bắc, dải Trường Sơn và khu vực Tây Nguyên ở miền Trung và vùng lưu vực sông Cửu Long ở miền Nam. Các khu vực này hiện còn tồn tại một diện tích khá lớn các khoảnh rừng tự nhiên và cần tiếp tục được nghiên cứu.
|
|
|
|
Tắc kè trường - Gekko truongi - Ảnh: Phùng mỹ Trung |
|
Hiện tại, mối đe dọa đến các loài ếch nhái và bò sát ở việt nam bao gồm: các hoạt động khai thác quá mức phục vụ nhu cầu buôn bán và sử dụng của con người; môi trường sống bị suy thoái và chia cắt do chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.
Hiện có một số chương trình cụ thể nhằm giảm thiểu tác động đến khu hệ ếch nhái và bò sát đang được thực hiện ở một số khu bảo tồn. Rùa hiện được biết đến như là nhóm bị đe doạ cao nhất do nhu cầu sử dụng và buôn bán cao ở khu vực Đông dương. Một số chương trình bảo tồn rùa biển và rùa nước ngọt đã được thực hiện ở Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu sinh thái và bảo tồn Rùa Cúc Phương được biết đến như là trung tâm bảo tồn bò sát thành công đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài ra, một số trung tâm cứu hộ động vật hoang dã cũng đã được nhà nước thành lập tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và một vài Vườn quốc gia khác ở miền Trung Việt Nam để cứu hộ và thả lại rừng các loài động vật thu giữ được từ các hoạt động khai thác, sử dụng trái phép. Quần thể loài cá cóc Tam Đảo Paramesotriton deloustali, một loài đặc hữu của Việt Nam, đang dần được phục hồi nhờ những nỗ lực của Dự án Bảo tồn Vườn Quốc gia Tam Đảo và vùng đệm (Nguyễn Quảng Trường và Hồ Thu Cúc, 2004).
Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố từ kết quả của các chương trình hợp tác nghiên cứu. Một số sách nhận dạng (như Hướng dẫn nhận dạng các loài rùa ở Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia [Stuart và cộng sự., 2001]; Bò sát và ếch nhái ở Vườn quốc gia Cúc Phương [Nguyễn Văn Sáng và cs., 2003]; Nhận dạng một số loài ếch nhái và bò sát Việt Nam [Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005]; Nhận dạng một số loài động vật Ba Bể / Na Hang [Phạm Nhật và cs., 2004] và một số sách danh lục (Khu hệ ếch nhái và bò sát của Việt Nam, phần 1. Ếch nhái [Orlov và cộng sự, 2002]; Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam [Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005]) đã được xuất bản bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ngoài ra còn có về sự đa dạng hoặc mô tả các đơn vị phân loại mới được đăng tải trên các tạp chí trong nước và hàng trăm bài báo quốc tế trong thời gian từ năm 1980 đến 2006.
CƠ HỘI HỢP TÁC NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI
Khu hệ ếch nhái và bò sát của Việt nam vẫn còn chưa thực sự được nghiên cứu một cách đầy đủ, nhiều khu vực vẫn còn chứa đựng nhiều bí ấn cần khám phá, điều này được minh chứng bởi có hàng loạt loài mới được công bố chỉ trong thời gian ngắn. Để hiểu rõ hơn và bảo tồn các loài ếch nhái và bò sát ở Việt Nam, các nỗ lực nghiên cứu cần tập trung vào các lĩnh vực quan trọng sau: 1) Nghiên cứu về sự đa dạng: trong đó bao gồm nghiên cứu thực địa và khám phá các thông tin về lịch sử tự nhiên, phân tích mẫu vật trong các bảo tàng, kết hợp cả nghiên cứu về hình thái và công nghệ gen; 2) Bảo tồn, bao gồm giám sát ở mức độ quần thể và đánh giá các nhân tố đe doạ từ đó xác định các khu vực và lĩnh vực cần ưu tiên bảo tồn; 3) Đào tạo cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu và bảo tồn: đào tạo nâng cao trình độ cho các nhà khoa học của các trường đại học và viện nghiên cứu, các khóa học về quản lý nguồn tài nguyên, tập huấn nâng cao năng lực cho nhân viên các khu bảo tồn và nâng cao năng lực chuyên môn (như trang thiết bị, quản lý mẫu vật, trao đổi thông tin và tài liệu). Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu này chính là đẩy mạnh hợp tác và quan hệ chặt chẽ giữa các nhà khoa học và các nhà quản lý bảo tồn trong và ngoài nước, để từ đó có thể sử dụng những kết quả nghiên cứu phục vụ công tác quản lý và xây dựng chính sách một cách có hệ thống và kịp thời.
Lời cảm ơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn Th.S Raoul H. Bain (Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, New York, Mỹ) và TS. Thomas Ziegler (Vườn thú Cologne, Cologne, Đức) về những ý kiến đóng góp quý báu cho bản thảo này.
Bảng 1. DANH SÁCH CÁC LOÀI ẾCH NHÁI VÀ BÒ SÁT MỚI MÔ TẢ DỰA TRÊN MẪU CHUẨN THU Ở VIỆT NAM (1980-2006)
Số TT |
Tên khoa học |
Địa điểm thu mẫu chuẩn |
Ếch nhái |
1 |
Tylototriton vietnamensis Böhme, Schöttler, Nguyen and Köhler, 2005, |
Bắc Giang |
2 |
Leptobrachium banae Lathrop, Murphy, Orlov and Ho, 1998 KBang, |
Gia Lai |
3 |
Leptobrachium xanthospilum Lathrop, Murphy, Orlov and Ho, 1998 K Bang, |
Gia Lai |
4 |
Leptolalax bourreti Dubois, 1980 |
Lào Cai |
5 |
Leptolalax nahangensis Lathrop, Murphy, Orlov and Ho, 1998, |
Tuyên Quang |
6 |
Leptolalax pluvialis Ohler, Marquis, Swan and Grosjean, 2000 |
Lào Cai |
7 |
Leptolalax sungi Lathrop, Murphy, Orlov and Ho, 1998 |
Vĩnh Phúc |
8 |
Leptolalax tuberosus Inger, Orlov and Darevsky, 1999 |
Gia Lai |
9 |
Ophryophryne gerti Ohler, 2003 |
Lâm Đồng |
10 |
Ophryophryne hansi Ohler, 2003 |
Lâm Đồng |
11 |
Vibrissaphora echinata Dubois and Ohler, 1998 |
Lào Cai |
12 |
Vibrissaphora ngoclinhensis Orlov, 2005 |
Kon Tum |
13 |
Microhyla marmorata Bain và Nguyen, 2004 |
Quảng Nam |
14 |
Microhyla nanapollexa Bain and Nguyen, 2004 |
Quảng Nam |
15 |
Microhyla pulverata Bain and Nguyen, 2004 |
Gia Lai |
16 |
Micryletta erythropoda (Tarkhnishvili, 1994) |
Đồng Nai |
17 |
Amolops spinapectoralis Inger, Orlov and Darevsky, 1999 |
Gia Lai |
18 |
Paa bourreti Dubois, 1987 |
Lào Cai |
19 |
Rana attigua Inger, Orlov and Darevsky, 1999 |
Gia Lai |
20 |
Rana bacboensis Bain, Lathrop, Murphy and Ho, 2003 |
Nghệ An |
21 |
Rana banaorum Bain, Lathrop, Murphy and Ho, 2003 |
Gia Lai |
22 |
Rana cucae Bain, Stuart and Orlov, 2006 |
Lào Cai |
23 |
Rana daorum Bain, Lathrop, Murphy and Ho, 2003 |
Lào Cai |
24 |
Rana hmongorum Bain, Lathrop, Murphy and Ho, 2003 |
Lào Cai |
25 |
Rana iriodes Bain and Nguyen, 2004 |
Hà Giang |
26 |
Rana khalam Stuart, Orlov and Tanya, 2005 |
Thừa Thiên-Huế và
Lào Cai |
27 |
Rana megatympanum Bain, Lathrop, Murphy and Ho, 2003 |
Nghệ An |
28 |
Rana morafkai Bain, Lathrop, Murphy and Ho, 2003 |
Gia Lai |
29 |
Rana orba Stuart và Bain, 2005 |
Hà Tĩinh |
30 |
Rana trankieni Orlov, Le và Ho, 2003 |
Sơn La |
31 |
Aquixalus (Chirixalus) ananjevae Matsui and Orlov, 2004, |
Hà Tĩnh |
32 |
Aquixalus (Rhacophorus) baliogaster (Inger, Orlov and Darevsky, 1999, |
Gia Lai |
33 |
Aquixalus (Philautus) supercornutus Orlov, Ho and Nguyen, 2004, |
Thừa Thiên-Huế |
34 |
Philautus abditus Inger, Orlov and Darevsky, 1999 |
Gia Lai |
35 |
Philautus truongsonensis Orlov and Ho, 2005, |
Quảng Trị |
36 |
Rhacophorus duboisi Orler, Marquis, Swan and Grosjean, 2000 |
Lào Cai |
37 |
Rhacophorus exechopygus Inger, Orlov and Darevsky, 1999 |
Gia Lai |
38 |
Rhacophorus hoanglienensis Orlov, Lathrop, Murphy and Ho, 2001, |
Lào Cai |
39 |
Rhacophorus orlovi Ziegler and Köhler, 2000 |
Hà Tĩnh |
Bò sát |
Thằn lằn |
1 |
Acanthosaura nataliae Orlov, Nguyen and Nguyen, 2006 |
Gia Lai |
2 |
Bronchocela orlovi Hallermann, 2004 |
Gia Lai |
3 |
Bronchocela vietnamensis Hallermann and Orlov, 2005 |
Gia Lai |
4 |
Leiolepis guentherpetersi Darevsky and Kupriyanova, 1993 |
Thừa Thiên-Huế |
5 |
Cyrtodactylus paradoxus (Darevsky and Szczerbak, 1997) |
Kiên Giang |
6 |
Cyrtodactylus phongnhakebangensis Ziegler, Rösler, Herrmann, and Vu, 2002 |
Quảng Bình |
7 |
Dixonius vietnamensis Das, 2004 |
Khánh Hòa |
8 |
Gekko grossmanni Gunther, 1994 |
Khánh Hòa |
9 |
Gekko scientiadventura Rösler, Ziegler, Vu, Herrmann, and Böhme, 2005, |
Quảng Bình |
10 |
Gekko ulikovskii Darevsky and Orlov, 1994 |
Kon Tum |
11 |
Goniurosaurus araneus Grismer, Viets, and Boyle, 1999 |
Cao Bằng |
12 |
Hemidactylus stejnegeri Ota và Hikida, 1989 |
Quảng Ninh |
13 |
Hemidactylus vietnamensis Darevsky and Kupriyanova, 1984 |
Ninh Bình |
14 |
Dibamus deharvengi Ineich, 1999 |
Bà Rịa-Vũng Tàu |
15 |
Dibamus greeri Darevsky, 1992 |
Kon Tum |
16 |
Dibamus kondaoensis Honda, Ota, Hikida and Darevsky, 2001 |
Bà Rịa-Vũng Tàu |
17 |
Dibamus smithi Greer, 1985 |
Lâm Đồng |
18 |
Takydromus hani Chou, Nguyen and Pauwels, 2001 |
Hà Tĩnh |
19 |
Takydromus kuehnei vietnamensis Ziegler and Bischoff, 1999 |
Hà Tĩnh |
20 |
Leptoseps tetradactylus Darevsky and Orlov, 2005 |
Quảng Bình |
21 |
Lygosoma carinatum Darevsky and Orlov, 1996 |
Gia Lai |
22 |
Mabuya darevskii Bobrov, 1992 |
Sơn La |
|
Paralipinia Darevsky and Orlov, 1997 |
|
23 |
Paralipinia rara Darevsky and Orlov, 1997 |
Gia Lai |
24 |
Sphenomorphus buenloicus Darevsky and Nguyen, 1983 |
Gia Lai |
25 |
Sphenomorphus cryptotis Darevsky, Orlov and Ho, 2004 |
Quảng Ninh |
26 |
Sphenomorphus devorator Darevsky, Orlov and Ho, 2004 |
Quảng Ninh |
27 |
Sphenomorphus rufocaudatus Darevsky and Nguyen, 1983 |
Gia Lai |
28 |
Tropidophorus murphyi Hikida, Orlov, Nabhitabhata và Ota, 2002 |
Cao Bằng |
29 |
Tropidophorus noggei Ziegler, Vu and Quang Binh Bui, 2005 |
Quảng Bình |
|
Vietnascincus Darevsky and Orlov, 1994 |
|
30 |
Vietnascincus rugosus Darevsky and Orlov, 1994 |
Gia Lai |
31 |
Ophisaurus sokolovi Darevsky and Nguyen, 1983 |
Gia Lai |
Rắn |
32 |
Amphiesma andreae Ziegler and Le, 2006 |
Quảng Bình |
33 |
Boiga bourreti Tillack, Ziegler and Le, 2004 |
Quảng Bình |
34 |
Calamaria lovii ingermarxorum Darevsky and Orlov, 1992 |
Gia Lai |
35 |
Calamaria thanhi Ziegler and Le, 2005 |
Quảng Bình |
36 |
Opisthotrophis daovantieni Orlov, Darevsky and Murphy, 1998 |
Gia Lai |
37 |
Bungarus slowinskii Kuch, Kizirian, Nguyen, Lawson, Donnelly, and Mebs, 2005 |
Yên Bái |
|
Triceratolepidophis Ziegler, Herrmann, David, Orlov and Pauwels, 2000 |
|
38 |
Triceratolepidophis sieversorum Ziegler, Herrmann, David, Orlov and Pauwels, 2000, |
Quảng Bình |
39 |
Trimeresurus truongsonensis Orlov, Ryabov, Bui and Ho, 2004 |
Quảng Bình |
Rùa |
40 |
Cuora bourreti (Obst and Reimann, 1994) |
Hà Tĩnh |
41 |
Cuora mouhoti obsti Fritz, Andreas and Lehr, 1998 |
Miền trung Việt Nam |
42 |
Cuora picturata (Lehr, Fritz and Obst, 1998) |
Miền trung Việt Nam |
43 |
Cyclemys pulchristriata Fritz, Gaulke and Lehr, 1997 |
Quảng Nam |
Tài liệu tham khảo
- Andersson, L.G. (1942): Một sưu tầm nhỏ về các loài ếch ở An Nam, Ark. Zool. 34A(6): 1-11.
- Bain, R.H., Lathrop, A., Murphy, R.W., Orlov, N.L., Ho, C.T. (2003): Bí ẩn của loài Ếch ??? ở Đông Nam Châu Á: Miêu tả và phân loại lại sáu loài mới. Amer. Mus. Novit. 3417: 1-60.
- Bain, R.H., Nguyen, T.Q. (2001a): Amolops cremnobatus (Ếch lưng ráp). Herpetol. Rev. 32(4): 269.
- Bain, R.H., Nguyen, T.Q. (2001b): Rana chapaensis (Ếch Chapa). Herpetol. Rev. 32(4): 272.
- Bain, R.H., Nguyen, T.Q. (2002a): Amolops spinapectoralis (Ếch lưng gai). Herpetol. Rev. 33(1): 61.
- Bain, R.H., Nguyen, T.Q. (2002b): Rana attigua. Herpetol. Rev. 33(1): 63.
- Bain, R.H., Nguyen, T.Q. (2002c): Rhacophorus exechopygus (Ếch cây bụng gai). Herpetol. Rev. 33(1): 64.
- Bain, R.H., Nguyen, T.Q. (2002d): Ophisaurus sokolovi (Sokolov’s glass lizard). Herpetol. Rev. 33(1): 66.
- Bain, R.H., Nguyen, T.Q. (2002e): Leptolalax tuberosus. Herpetol.Rev. 33(2): 145.
- Bain, R.H., Nguyen, T.Q. (2004a): Tính đa dạng của loài bò sát ở tỉnh Hà Giang – Đông Bắc Việt Nam và hai loài mới. Amer. Mus. Novit. 3453: 1-42.
|