GHI NHẬN MỚI VỀ LOÀI THẠCH SÙNG MÍ, GONIUROSAURUS LUII (REPTILIA: EUBLEPHARIDAE) Ở VIỆTNAM
Tác giả: Vũ Ngọc Thanh - Bảo tàng động vật học và Hội nghiên cứu động vật có xương sống, Phân viện Sinh học Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam.
Nguyễn quang Trường - Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật (IEBR), Học viện Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VAST)
L. LEE GRISMER – Khoa Sinh học – Đại học La Sierra, Riverside, California 92515 -8247, USA và THOMAS ZIEGLER, AG Zoologischer Garten Köln, Riehler Straße 173, D–50735 Köln, GERMANY.
Tóm tắt: Nội dung tài liệu này ghi nhận về sự xuất hiện của loài Thạch sùng mí Goniurosaurus luii ở Việt Nam. Mẫu nghiên cứu là thạch sùng cái và là con lớn nhất trong loài được biết từ trước đến nay. Phát hiện này đã nâng số thằn lằn thuộc giống Goniurosaurus có ở Việt Nam lên đến con số 3
Từ khóa: Goniurosaurus luii; Goniurosaurus araeneus; Goniurosaurus lichtenfelderi; Việt nam
Trong Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam của Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc và Nguyễn Quảng Trường (2005) ghi nhận ở Việt Nam có 2 loài thạch sùng mí thuộc giống Thạch sùng mí Goniurosaurus gồm: Thạch sùng mí lich-ten-phen-đơ Goniurosaurus lichtenfelderi ở Cao Bằng và Hải Phòng và loài Thạch sùng mí mơ-phy Goniurosaurus murphyi ở Hải Dương (Orlov và Darevsky, 1999). Tuy nhiên, những ghi nhận của Nguyễn Văn Sáng và cộng sự năm 2005 về loài Goniurosaurus lichtenfelderi ở Cao Bằng là chưa chính xác và Grismer (2000) đã chỉ ra rằng loài Goniurosaurus murphyi thực ra là tên đồng nghĩa của loài Goniurosaurus lichtenfelderi. Tuy thế, năm 1999, Grismer và các cộng sự đã mô tả một loài thạch sùng mí mới cho khoa học đó là loài Thạch sùng mí Việt Nam Goniurosaurus araneus ở tỉnh Cao Bằng.
Trong quá trình tiến hành khảo sát thực địa mới đây, các nhà khoa học ở miền Bắc Việt Nam đã thu đựợc mẫu thạch sùng mí thuộc giống Goniurosaurus ở Cao Bằng, đáng chú ý là mẫu thạch sùng này không giống với bất kỳ loài nào thuộc giống này đã từng ghi nhận ở Việt Nam
.
|
|
|
Bản đồ vùng Miền bắc Việt Nam và Đông Nam Trung Quốc cho thấy vị trí phát hiện loài Thạch sùng mí Goniurosaurus luii tạI Cao bằng province (Mũi tên) và tỉnh Quảng Tây Guangxi theo Grismer và các cộng sự năm 1999; Stuart và các cộng sự năm 2006 |
Một mẫu con cái trưởng thành đã được thu thập tại xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh vào lúc 22:30 ngày 5/11/2005 ở độ cao khỏang 770 m so với mực nước biển. Mẫu thạch sùng này được tìm thấy trên nền rừng thứ sinh gần khu vực núi đá vôi lộ thiên. Mẫu vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Động vật, Đại học quốc Gia Hà Nội, Việt Nam (Số hiệu mẫu: VNUH 010205), và sau khi phân tích chúng tôi xác định đây là loài Thạch sùng mí lu-i Goniurosaurus luii.
|
|
|
Thạch sùng mí Goniurosaurus luii đã được phát hiện ở Cao Bằng Việt Nam - Ảnh Phùng Mỹ Trung
|
Mẫu vật mới thu được ở Việt Nam này có một dãy nốt sần lớn ở phía trên ổ mắt và con ngươi màu cam sáng, đây là đặc điểm phân biệt giữa loài Goniurosaurus luii với tất cả các loài khác thuộc giống Goniurosaurus (Grismer và các cộng sự năm 1999). Nó khác với loài Goniurosaurus lichtenfelderi vì có kích thước thân (mút mõm-hậu môn) của con trưởng thành dài hơn nhiều, có một vệt như chiếc đai hình chữ V vòng qua gáy (= dải màu thứ nhất trên thân theo thuật ngữ của Grismer, 1988), 4 dải sáng màu sáng có viền sẫm màu phía ngoài nằm ở giữa gáy và điểm tái sinh đuôi, hốc nách sâu. Loài Goniurosaurus luii khác với loài Goniurosaurus araneus bởi có những dải màu trên thân hẹp hơn và có đai quanh gáy, đốm sậm màu trên đầu và lưng, đốm thẫm màu ở bên sườn, chân có nhièu đốm thẫm và có các nốt sần trên vảy thân (Grismer và cộng sự,1999). Mẫu vật này còn khác biệt so với loài Goniurosaurus bawanglingensis do kích thước thân lớn hơn, không có đốm thẫm màu trên các dải màu thân, con trưởng thành có đốm nhỏ thẫm màu ở môi trên và môi dưới, đốm thâm ở bên sườn; có dải màu ở đuôi hòan chỉnh, và có các nốt sần lớn ở phía trên ổ mắt (Grismer và cộng sự, 2002).
Kích thước (tính bằng mm) của mẫu vật mới thư được ở Cao Bằng như sau: chiều dài từ mút mõm đến hậu môn: 119.0 (Grismer và các cộng sự,[1999], có số đo của con trưởng thành là 107-116 mm); dài đuôi là 67.0; chiều dài đầu (từ mút mõm đầu rìa sau tai) là 31.3; rộng đầu là 20.0; chiều cao của đầu là 13.4; khỏang cách từ mút mõm đến mép trước của mắt là 12.8; khỏang cách từ mép sau của mắt đến mang tai là 11.7. Đặc điểm về vảy của mẫu vật thu được tại Cao Bằng như sau: 9/9 vảy môi trên; 8/9 vảy môi dưới; 4 vảy sau cằm; 139 hàng vảy quanh giữa thân; 33 nốt sần giữa hai chân; 11-12 hàng vảy có nốt sần xung quanh; 1-2 nốt sần to và rõ ràng ở mỗi bên hậu môn; 11/11 hàng giác bám phía dưới ngón tay thứ 1, 19/18 hàng giác bám dưới ngón tay thứ 4; 12/12 hàng giác bám dưới ngón chân 1, và 22/23 hàng giác bám dưới ngón chân thứ 4; móng được các vảy bao phủ bởi 4 vảy.
Loài Thạch sùng mí lu-i Goniurosaurus luii từng được ghi nhận chỉ có ở đảo Hải Nam và tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (Grismer và các cộng sự, 1999). Tuy nhiên, ghi nhận ở đảo Hải Nam có thể là do thông tin sai lệch về vị trí thu mẫu (xem ghi chú của Grismer trong Seufer và cộng sự [2005]). Vì vậy, đây là ghi nhận đầu tiên về loài G. luii ở Việt Nam. Có 3 loài thạch sùng mí thuộc giống Goniurosaurus (gồm G. araneus, G. lichtenfelderi, và G. luii) được ghi nhận ở Việt Nam, trong đó có 2 loài, G. araneus và G. luii phân bố ở tỉnh Cao Bằng. Grismer và các cộng sự (1999) cho rằng hai loài G. luii và G. araneus được ghi nhận cách nhau khỏang 69 km dọc theo đồng bằng sông Băng Giang và chỉ ra khả năng phân hoá của 2 loài này. Việc phát hiện ra loài G. luii ở Cao Bằng cho thấy cả 2 loài trên chắc chắn có chung vùng phân bố nhưng không có dấu hiệu của sự phân hoá, điều này đã chứng minh cho giả thuyết về phân loại học của Grismer và cộng sự (1999).
Các nghiên cứu tiếp theo và giải pháp bảo tồn là hết sức cần thiết để tìm hiểu kỹ hơn về phân bố và lịch sử tự nhiên cũng như bảo vệ môi trường sống tự nhiên của chúng. Grismer và cộng sự (1999) đề xuất là cần có những nỗ lực để bảo tồn các quần thể hoang dã và sinh cảnh sống của chúng tránh việc săn bắt trái phép ở Trung quốc. Chính quyền Trung Quốc và Việt Nam cần nghiêm cấm việc buôn bán và sưu tập trái phép tất cả các loài thuộc giống Goniurosaurus. Bước đầu tiên, chúng tôi chỉ đề nghị đưa loài G. luii, loài đã bị suy giảm nghiêm trọng tại địa điểm thu mẫu chuẩn ở Trung Quốc do săn bắt quá mức và huỷ hoại sinh cảnh sống (xem Grismer và cộng sự, 1999; Stuart và cộng sự, 2006), vào Sách Đỏ Việt Nam.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu được thực hiện bởi chương trình FFI Việt Nam. Xin cám ơn sự giúp đỡ cũa Lưu Tường Bách và Nguyễn Thị Hiền trong suốt thời gian thực địa. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Theo Pagel (Vườn thú Cologne).
Tài liệu tham khảo:
GRISMER, L. L. 1988. Phylogeny, taxonomy, classification, and biogeography of eublepharid geckos. p. 369–469. In: R. Estes and G. Pregill (eds.), Phylogenetic Relationships of the Lizard Families. Stanford University Press, Stanford, California.
-
GRISMER, L. L. 2000. Goniurosaurus murphyi Orlov and Darevsky: A junior synonym of Goniurosaurus lichtenfelderi Mocquard. J. Herpetol. 34: 486–488. GRISMER, L. L., SHI HAITAO, N. L. ORLOV, AND N. B. ANANJEVA. 2002. A new species of Goniurosaurus (Squamata: Eublepharidae) from Hainan Island, China. J. Herpetol. 36: 217–224.
-
GRISMER, L. L., B. E. VIETS, AND L. J. BOYLE. 1999. Two new continental species of Goniurosaurus (Squamata: Eublepharidae) with a phylogeny and evolutionary classification of the genus. J. Herpetol. 33: 382–393.
-
NGUYEN VAN SANG, HO THU CUC, AND NGUYEN QUANG TRUONG. 2005. A Checklist of Amphibians and Reptiles of Vietnam. Nha xuat ban nong nghiep, Hanoi.
-
ORLOV, N. L. AND I. S. DAREVSKY. 1999. Description of a new mainland species of Goniurosaurus genus, from the north-eastern Vietnam. Russ.J. Herpetol. 6: 72–78.
-
SEUFER, H., Y. KAVERKIN, AND A. KIRSCHNER (eds.). 2005. Die Lidgeckos. Pflege, Zucht und Lebensweise. Kirschner & Seufer Verlag, Karlsruhe.
-
STUART, B. L., A. G. J. RHODIN, L. L. GRISMER, AND T. HANSEL. 2006. Scientific description can imperil species. Science 312: 1137. Accepted: 26 October 2006.
-
.....
|