Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

BẠN BIẾT GÌ VỀ CÁC LOÀI THÚ MỚI ĐÃ PHÁT HIỆN Ở VIỆT NAM

 

1. Sao la: (Pseudoryx nghetinhensis)

Đầu những năm 1990 vùng sinh thái dãy Trường Sơn được ít người biết đến đã nổi bật lên các trang báo của thế giới về một loài thú mới phát hiện loài Sao la. Việc khám phá ra loài sơn dương sừng dài này là một sự kiện có ý nghĩa toàn cầu trong lịch sử khoa học bởi vì trong suốt 100 năm trước đó, chỉ có 5 loài thú lớn được phát hiện trên thế giới. Loài gần đây nhất là loài Bò xám ( Bos sauveli ) được phát hiện ở Cambodia vào năm 1936 và được mô tả là một loài mới vào năm 1937. Sự phát hiện ra loài thú họ bò sừng dài này là một sự kiện quan trọng trong lịch sử của ngành thú học.

Tháng 5 năm 1992, trong một đợt khảo sát phối hợp được tiến hành bởi Bộ Lâm nghiệp của Việt Nam và Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) được tiến hành tại khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang ở miền

Sao la (Pseudoryx nghetinhensis)

Trung Việt Nam, các thành viên của đoàn khảo sát đã thấy một cặp sừng lạ của một loài thú lớn.  Cặp sừng này rất dài và thẳng.  Các thành viên của đoàn lập tức nhận ra rằng đây là một cái gì đó hoàn toàn mới.  Tiếp tục hỏi chuyện dân làng, họ đã tìm thêm được hai cặp sừng tương tự. WWF sau đó đã thông báo rằng có một loài thú lớn mới đã vừa được phát hiệnỞ tỉnh Nghệ An, loài thú họ bò có cặp sừng dài này được gọi là “Sao la” (có nghĩa là cái “xe sợi” để nói tới sự giống nhau giữa cái xe sợi của khung dệt của địa phương và cặp sừng nhọn của loài động vật này). Dũng và nnk (1993) đã đề nghị một tên giống mới, Pseudoryx, để phản ánh sự tương tự của loài động vật này với các loài linh dương giống Oryx ở châu Phi và Ả Rập, cùng với một tên riêng, nghetinhensis để phản ánh nguồn gốc của loài này là từ Nghệ Tĩnh (tên cũ của các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh).

Hiện trạng của lòai này như thế nào và tại sao cần phải bảo tồn loài này?

Từ khi được công bố, một loạt các cuộc khảo sát tiếp theo đã được các nhà khoa học Việt Nam tiến hành, và các địa điểm mới nơi có loài thú sừng dài này sinh sống đã được phát hiện trên một vùng rộng lớn trải ra trên các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và cả nước CHDCND Lào. Tuy vậy, trên cơ sở của những thông tin hiện tại, loài thú mới này vẫn nằm trong số các loài thú lớn đang bị nguy cấp. Mối đe doạ chủ yếu đối với Sao la là các loại bẫy do những người thợ săn địa phương đặt trong rừng. Các bẫy này thường được đặt để săn lợn rừng, nai hoẵng để ăn thịt. Nhưng những con Sao la cũng vô tình bị mắc vào các bẫy này. Toàn bộ quần thể sao la ở Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang có lẽ không quá 100 cá thể. Trong một khu vực khác thuộc vùng phân bố của loài này ở tỉnh Quảng Nam. Địa điểm này đã được khảo sát, mật độ của loài này được báo cáo là thấp trong khi đó khảo sát ở Thừa Thiên Huế cho thấy có nhiều cơ hội hơn để bảo tồn loài này trong tương lai tại Việt Nam. Tại Lào, loài này được biết là tồn tại ít nhất ở các tỉnh Khăm Muộn và Bô Li Khăm Say, trong Khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Na Kai Nậm Thơn, trong vùng đề xuất mở rộng của khu này về phía bắc và vùng Nam Gnuang. Sao la cũng có ở Khu Bảo vệ đề xuất Nam Chuân. Mật độ của Sao la ở những vùng này chưa được biết rõ, nhưng phân bố của nó trong các vùng này thì không được liên tục.
Loài Sao la cần được bảo tồn bởi vì nó là một loài biểu tượng cho công tác bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam và Lào, cũng như nó là niềm tự hào của giá trị sinh học của vùng Đông Dương.

Mang lớn - ảnh: WWF Đông dương

2. Mang lớn - Muntiacus vuquangensis

Một đợt khảo sát năm 1994 do Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, Bộ Lâm nghiệp phối hợp với đội dự án của WWF Chương trình Đông Dương tại Vũ Quang, Hà Tĩnh tiến hành sau sự kiện phát hiện ra loài mới Sao la, đã lại phát hiện ra một loài hươu cỡ trung bình nữa. Loài hươu mới này có họ hàng rất gần với loài mang thường (Muntiacus muntjac) nhưng lại khác hẳn loài mang thường ở nhiều đặc điểm.

Tình trạng của loài này như thế nào và tại sao loài này cần được bảo tồn?

Tại Việt Nam, các mẫu sọ có sừng của loài này đã được tìm thấy ở rất nhiều vùng rừng dọc theo dãy Trường Sơn. Loài mang lớn - Muntiacus vuquangensis này cũng đồng thời được thấy ở vùng Trung Lào. Loài mang lớn có vùng phân bố rộng hơn Sao la, là loài cũng chỉ có ở dãy Trường Sơn. Cũng như các loài thú móng guốc lớn khác, loài mang lớn lại là một loài quan trọng nữa góp phần vào giá trị đa dạng sinh học độc đáo của đất nước và giúp để duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái rừng. Điều này có nghĩa là nó cũng đóng góp vào nền tảng thức ăn của các loài thú ăn thịt nguy cấp có tầm quan trọng toàn cầu như hổ, báo.

Mang lớn - ảnh: WWF Đông dương

3. Mang trường sơn - Muntiacus truongsonensis

Chỉ ba năm sau khi loài Mang lớn nhất (Mang lớn - Muntiacus vuquangensis) được tìm thấy ở các vùng rừng của Việt Nam, một loài mang khác có thể là loài mang nhỏ nhất cũng đã được phát hiện: nó nặng khoảng 15 kilôgram, bằng một nửa kích thước của mang thường, các nhà khoa học gọi loài thú mới này là mang trường sơn - Muntiacus truongsonensis, vì dãy núi này là nơi nó đã được phát hiện. Mang Trường Sơn được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 4 năm 1997 bởi các nhà khoa học từ WWF, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Trường Đại học Đà Nẵng. Sau khi các mẫu mô của loài này được phân tích di truyền tại Viện Đông Vật học của Trường Đại học tổng hợp Copehagen, một lần nữa nó lại được khẳng định là một loài mang mới. Đây là loài thú lớn mới thứ 3 được các nhà khoa học phát hiện ra ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Tình trạng của loài này như thế nào và tại sao loài này cần được bảo tồn?

Không có một mẫu vật sống nào của loài mang Trường Sơn được các nhà khoa học quan sát. Chỉ có những chiếc sọ đã được kiểm tra và lời mô tả của người dân địa phương. Người địa phương gọi nó là con samsoi cacoong, nghĩa là “con mang nhỏ sống trong rừng sâu rậm rạp”. Người ta biết rằng loài mang mới này sống ở các độ cao từ 400 - 1000 m, trong những tầng cây sát mặt đất trong rừng rậm, với điều kiện sống như vậy thì kích thước nhỏ của nó đã giúp nó đi lại được dễ dàng.

Những loài thú này rất cần được bảo tồn vì nó có một giá trị khoa học đặc biệt. Nó cần được bảo vệ cùng với các tài nguyên đa dạng sinh học giàu có khác của đất nước chúng ta. Chính vì vậy các dự án bảo tồn những loài động vật (Thú) mới được phát hiện ở Việt Nam này đã được triển khai gồm:

  • Dự án Vũ Quang 1995-2000: sinh cảnh của loài sao la tại Vũ Quang, nơi lần đầu tiên loài thú này được phát hiện ra, được bảo vệ bằng cách cải thiện quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương.
  • Một cuộc khảo sát đã được tiến hành tại các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh vào năm 1993-1994. Một lán thực địa để nghiên cứu loài sao la đã được xây dựng tại Vũ Quang vào tháng 7 năm 1994 để cung cấp cơ sở dữ liệu nhằm tìm kiếm các giải pháp bảo vệ loài sao la.
  • Một đợt khảo sát đã được tiến hành tại tỉnh Quảng Nam năm 1996 để cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc thành lập một hành lang xanh trong tương lai. Một cuộc khảo sát đã được tiến hành ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1997 và 1998 để cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc thành lập một khu bảo vệ sao la trong tương lai.
  • Dự án Bảo tồn Liên biên giới (1995-1999) được thiết kế nhằm đẩy mạnh sự hợp tác giữa các nước Việt Nam, Lào, và Cam Pu Chia để cùng bảo vệ tính đa dạng sinh học của rừng trên dãy Trường Sơn.
  • Dự án Bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh (đang thực hiện), ngôi nhà của loài mang Trường Sơn đang đi những bước đi đầu tiên của một khu bảo tồn thiên nhiên
  • Chương trình Vùng sinh thái dãy Trường Sơn.
 

Tài liệu tham khảo: Cục Kiểm lâm, WWF chương trình Đông Dương

 
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này