PHÁT HIỆN MỘT LOÀI THẰN LẰN NGÓN MỚI Ở MŨI CỰC ĐÔNG, KHÁNH HOÀ
Phùng Mỹ Trung - Nguyễn Quảng Trường – WEBADMIN.
Các nhà khoa học Đức và Việt Nam mới công bố một loài Thằn lằn ngón mới trên tạp chí Zootaxa 3785 (4): 518–532 (tháng 4 năm 2014). Dựa trên các đặc điểm hình thái và phân tích, so sánh sinh học phân tử. Loài thằn lằn mới có tên khoa học là Cyrtodactylus cucdongensis. Loài thằn lằn ngón mới được phát hiện ở khu vực mũi Cực đông thuộc tỉnh Khánh Hoà, Việt Nam và loài mới được đặt tên theo vùng phân bố thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà
Loài này thằn lằn ngón mới có đặc điểm hình thái gần giống với loài Thằn lằn ngón cát tiên Cyrtodactylus catienensis – một loài được phát hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên tỉnh Đồng Nai vào năm 2010. Tuy nhiên, một số đặc điểm nhận dạng cũng như so sánh về sinh học phân tử cho thấy có khác biệt giữa hai loài này.
Loài thằn lằn chân ngón cực đông có kích thước trung bình, trên lưng có các đốm màu nâu nhạt, vùng gáy có các vệt sẫm màu nhưng không nối liền với nhau. Chiều dài đầu và thân tới 65.9 mm, thân có màu nâu nhạt với một vệt sẫm màu sau gáy và 4 vệt sẫm màu ngang thân, có một vảy gian mũi, 16-19 hàng vảy lưng; 41-44 hàng vảy bụng. Đây là loài thằn lằn ngón thứ 33 được ghi nhận ở Việt Nam.
“Điểm cực đông là nơi tiếp giáp vùng đất liền gần nhất với biển Đông của Việt Nam và là khu vực có khí hậu thời tiết khá khắc nghiệt và rất khó tiếp cận vì các khu rừng ven biển ở đây khá dày đặc các loài thực vật có gai, mọc chen vào các tảng đá mẹ. Tuy nhiên đây là một khu vực có vùng biển rất đẹp, thú vị đối với điều kiện du lịch bụi, khám phá. Hy vọng được sự quan tâm của cộng đồng bảo vệ khu vực này vì đây là nơi đã phát hiện 2 loài mới trong các năm 2011 và 2013 là Tắc kè trường Gekko truongi và Thằn lằn ngón kingsadai Cyrtodactylus kingsadai”.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thằn lằn ngón cực đông Cyrtodactylus cucdongensis - Ảnh: Phùng mỹ Trung |
|
|