Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TAI ĐẤT AEGINETIA SP. KÝ SINH LOÀI KỲ THÚ

Phùng Mỹ Trung – Sinh vật rừng Việt Nam.

 

Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ có quá trình quang hợp. Quá trình này sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục - Diệp lục và thực vật còn đặc trưng bởi có vách tế bào bằng Xenluloza, không có khả năng chuyển động tự do ngoại trừ một số thực vật hiển vi có khả năng chuyển động được. Thực vật còn khác ở động vật là chúng phản ứng rất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thường kéo dài và chỉ trong trường hợp có nguồn kích thích kéo dài.

Tuy nhiên trong tự nhiên có một số loài thực vật kỳ lạ như một ngoại lệ và là một phần không thể tách rời trong các khu rừng nhiệt đới, á nhiệt đới Việt Nam . Những loài thực vật này không có chất diệp lục, chúng sống nhờ vào dinh dưỡng từ các chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác hoặc từ mô chết. Hãy khám phá các loài thực vật kỳ diệu này, những loài tai đất Aeginetia sp . ở Việt nam.

 

Chiến thuật của kẻ ăn nhờ ở bám.

Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi xuống các cánh rừng mưa nhiệt đới báo hiệu sự hồi sinh của khu rừng sau những ngày đông giá lạnh và những nắng rực lửa như muốn thiêu đốt các cánh rừng. Đâu đó trong các khu rừng loài thực vật thuộc họ gừng Zingiberaceae bắt đầu đâm chồi, nảy lộc đón chào một mùa mưa mới, đón chào những ngày tháng ngập tràn hưởng thụ Những cơn gió mạnh đủ để giúp sức phá vỡ chiếc túi hạt giống đang “ngủ khô” của loài tai đất Aeginetia sp. Hàng triệu hạt giống nhỏ li ti được đựng trong đó bắt đầu bung ra cuốn theo dòng nước. Theo dòng chảy chúng bám víu vào những mảnh thực vật họ Gừng chết khô vì mùa khô thiếu nước và bắt đầu chờ đợi sự hồi sinh, sinh tồn một cuộc đời mới, để ra hoa, để thụ phần, để đời sau hữu thụ và để hả hê ăn bám vào những chất hữu cơ mục nát, những mô tế bào thối rữa của nhà họ Gừng Zingiberaceae sau khi một phần thân phận cây gừng già nua đã hoàn tất sứ mệnh, từ dã thế gian.

Những cơn mưa liên tục đã làm cho họ nhà gừng tươi tốt nhưng cũng đủ để có độ ẫm duy trì dưới mặt đất giúp cho phần già nua của chúng mau chúng mục nát, thối rữa và chỉ chờ có vậy với độ ẩm thích hợp, loài tai đất Aeginetia sp. bắt đầu làm cho hạt giống li ti nảy mầm lớn lên rất nhanh. Những chiếc vẩy được hình thành mọc đối sát gốc. Vì không thể sản sinh, tổng hợp được chất Diệp lục, nhà Tai đất chỉ biết sống nhờ, trông chờ từng ngày mau lớn. Khi chiếc dễ dài ra đủ lớn và khoẻ mạnh, chúng tấn công vào các tế bào sống của cây gừng và hút các chất hữu cơ từ thân thể của họ nhà gừng khốn khổ như một kẻ “ăn bám”. Những cây gừng bắt đầu nai lưng, quần quật để vừa nuôi sống mình vừa nuôi sống vị khách không mời lười biếng kia.

Những phát hiện gần đây cho thấy không chỉ họ Gừng Zingiberaceae mà con họ hàng nhà Cỏ Poaceae cũng là vật ký chủ của những kẻ ăn bám thượng hạng này. Tuy nhiên chúng cũng chả dại dì cố xác mà hút hết các chất dinh dưỡng từ cây chủ để cả hai cùng chết mà nó đủ “khôn ngoan” để làm cho cây chủ sống lay lắt, héo mòn, “còng lưng” nuôi kẻ ăn bám cho đến khi chúng ra hoa, thụ phấn và chuẩn bị tiếp nối thế hệ “ăn bám” mới ra đời. Cứ thế suốt cuộc đời loài tai đất Aeginetia sp. chỉ biết chờ đợi, để mong chờ mùa mưa mới đến, để hàm ơn những cơn gió và hy vọng có một vài loài ký chủ nào “ngốc nghếc” sống gần dòng nước cho cuộc đời mới của hậu duệ ăn nhờ ở đậu như cha ông, tổ tiên của họ hàng nhà tai đất và một số loài thực vật ký sinh khác trong các cánh rừng mưa Việt Nam hoàn tất chuỗi mắt xích sinh học.

Hiện nay do có nhiều dược tính trong y học cổ truyền họ hàng nhà Tai đất cũng đang bị con người tiêu diệt vì mục đích làm thuốc. Chúng đang bị khai thác cạn kiệt và môi trường sống của các loài ký chủ cũng bị con người khai thác quá mức khiến cho cuộc đời mỏng manh của loài này ngày càng trở nên mỏng manh hơn. Mặc dù được luật pháp bảo vệ, được đưa vào sách đỏ Việt Nam nhưng nếu chúng ta không có những biện pháp bảo vệ rừng thì biết đâu sau này con cháu chúng ta chỉ con biết đến sự kỳ thú của loài thực vật ký sinh trên sách và trên ổ cứng của máy tính.

 

NHẬN DẠNG NHỮNG KẺ ĂN ĐẬU, Ở NHỜ

Tai đất ấn - Aeginetia indica

Cây thảo nhẵn cao 3-6cm, không phân nhánh, vẩy hẹp, nhọn, nằm ở gốc thân, thường mọc đối. Cán hoa mảnh, cao 15-35cm, chỉ mang một hoa ở ngọn; đài hoa dạng mo có màu tím nhạt hoặc có vằn đỏ; tràng hoa có ống màu tím với 5 răng, nhị 4, có 2 cái dài dính ở phía trên chỗ thắt của ống tràng; bầu trên, 1 ô. Quả nang 2 mảnh nằm trong đài tồn tại, hạt nhiều, màu trắng vàng. Hoa tháng 8-9, quả tháng 10-11. Cây mọc trên các trảng cỏ, thường ký sinh trên cây họ Cỏ Poaceae, họ Gừng Zingiberaceae ở độ cao 700-1100m khắp nước ta.

 

 

 

 

Tai đất ấn - Aeginetia indica - Ảnh: Phùng mỹ Trung

 

 

Tai đất - Aeginetia pedunculata

Cây thân thảo sống ký sinh chủ yếu trên các loài thực vật thuộc họ cỏ Poaceae, họ Gừng Zingiberaceae và thường sống ở độ cao thấp hơn so với loài Tai đất ấn. Thân màu vàng nhạt, vảy mọc đối, tập trung nhiều ở gốc và cán hoa cao đến 15 cm. Cuống dài 20-10 cm. Đài hoa dài 3-5 cm, màu hồng nhạt đến trắng. Corolla 6-7,5 cm, c. 5 cm rộng ở miệng, màu vàng là màu trắng với màu tím hoặc xanh thùy, crenate hoặc erose ở lề; ống về miễn là đài các. Viên nang hình trứng, c. 2 cm đường kính, apiculate với một cơ sở liên tục kiểu; hạt rất nhỏ, màu nâu.

 

 

 
 
 

Tai đất - Aeginetia pedunculata - Ảnh: Phùng mỹ Trung

 
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này