Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BUÔN BÁN CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP (CITES)

 

Danh lục các loài sinh vật trong Cites

Xem trang 1

 

 

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ BUÔN BÁN CÁC LOẠI ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP (CITES) KÝ TẠI WASHINGTON D.C THÁNG 3-1973

 

 

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

4. Mọi cơ quan quản lý như đã nêu trong mục 2 của Điều này, khi được Ban thư ký hay cơ quan thẩm quyền quản lý của các nước khác yêu cầu, cần thông báo về mẫu in của con tem, con dấu hoặc các dạng khác dùng để xác thực giấy phép hoặc chứng chỉ.

 

Điều X. Buôn bán với các nước không tham gia Công ước

Ở những nơi mà xuất khẩu tới hoặc nhập khẩu từ một nước không tham gia Công ước, những văn bản thích hợp được xuất ra từ các cơ quan có thẩm quyền của nước đó phù hợp với các yêu cầu của Công ước, sẽ có thể được chấp thuận thay cho các giấy phép và chứng chỉ.

 

Điều XI. Hội nghị của các nước thành viên

1. Ban thư ký sẽ triệu tập Hội nghị của các nước thành viên không muộn hơn hai năm sau khi Công ước này có hiệu lực.

2. Sau đó Ban thư ký sẽ triệu tập các phiên họp thường kỳ 2 năm một lần, trừ khi Hội nghị có quyết định khác, và các phiên họp bất thường vào mọi thời điểm trên cơ sở những đề nghị bằng văn bản của ít nhất là 1/3 số nước thành viên.

3. Tại cuộc họp, dù những thường kỳ hay bất thường, các nước sẽ kiểm điểm việc thực thi Công ước và có thể:

a. Đưa ra những điều khoản cần thiết để tạo điều kiện cho Ban thư ký thực thi nhiệm vụ, chấp nhận và thực hiện các điều khoản về tài chính.

b. Xem xét, chấp nhận các sửa đổi của phụ lục I và II phù hợp với Điều XV.

c. Kiểm điểm thành quả đã đạt được trong việc hồi phục và bảo vệ các loài thuộc phụ lục I, II và III.

d. Tiếp nhận và xem xét mọi báo cáo do ban thư ký hoặc bất kỳ nước thành viên nào đưa ra; và

e. Nơi nào thích hợp thì đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường hiệu lực của Công ước.

4. Tại mỗi phiên họp thường kỳ, các nước thành viên có thể xác định thời gian và địa điểm cho phiên họp tiếp theo, phú hợp với những điều khoản của mục 2 trong Điều này.

5. Tại bất cứ phiên họp nào, các nước thành viên có thể đề xuất và thông qua các nội quy thủ tục cho phiên họp.

6. Liên Hợp Quốc, các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc và cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế, cũng như các phiên họp của Hội nghị với tư cách quan sát viên - đó là những người có quyền tham dự nhưng không có quyền bỏ phiếu.

7. Bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật trong việc bảo vệ, bảo tồn hoặc quản lý động, thực vật hoang dại, theo như các loài dưới đây, mà những tổ chức này đã thông báo cho Ban thư ký về nguyện vọng được tham dự các phiên họp của Hội nghị với tư cách quan sát viên, sẽ được chấp nhận trừ khi có ít nhất là 1/3 các quốc gia thành viên có mặt phản đối:

a. Các tổ chức, cơ quan quốc tế - Chính phủ hoặc phi Chính phủ, và các thẩm quyền tổ chức, cơ quan quốc gia.

b. Các tổ chức, cơ quan phi Chính phủ đóng tại một nước mà đã được Nhà nước đó phê chuẩn (đồng ý) về ý định này.

8. Khi đã được chấp nhận, các quan sát viên này sẽ có quyền tham dự nhưng không có quyền biểu quyết.

 

Điều XII. Ban thư ký

1. Ngay khi Công ước này có hiệu lực, Giám đốc điều hành chương trình môi trường Liên Hợp Quốc sẽ chọn ra một Ban thư ký. Trong phạm vi và theo cách hoạt động mà ban thư ký cho là thích hợp, Ban thư ký có thể được các tổ chức hoặc cơ quan quốc gia hoặc quốc tế, liên Chính phủ hay phi Chính phủ và các tổ chức có đủ tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ, bảo tồn và quản lý đọng, thực vật hoang dã giúp đỡ.

2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban thư ký sẽ là:

a. Thu xếp và tổ chức phục vụ các phiên họp của các quốc gia thành viên.

b. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ như đã nêu trong các điều khoản của Điều XV và XVI của Công ước này.

c. Tiến hành các nghiên cứu khoa học - kỹ thuật theo các chương trình đã được Hội nghị của các nước thành viên cho phép để góp phần vào thực thi Công ước này, bao gồm cả các nghiên cứu có liên quan tới các tiêu chuẩn để chuẩn bị và vận chuyển một cách thích hợp các mẫu vật sống, cũng như các phương tiện để nhận biết mẫu vật.

d. Nghiên cứu xem xét các báo cáo của các nước thành viên, yêu cầu các thành viên cấp những thông tin cụ thể hơn khi cần thiết để đảm bảo cho việc thực thi Công ước này.

e. Hướng các nước thành viên quan tâm tới những vấn đề có liên quan đến các mục tiêu của Công ước.

f. Xuất bản định kỳ và cung cấp cho các nước thành viên những tài liệu cập nhật nhất của phụ lục I, II và III cùng mọi thông tin giúp cho việc nhận biết mẫu vật của loài thuộc các phụ lục này.

g. Chuẩn bị các báo cáo hàng năm về các công việc và những sửa đổi, bổ sung của Công ước đối với từng nước thành viên và chuẩn bị các báo cáo khác kiểu như vậy khi các phiên họp yêu cầu.

h. Đưa ra các khuyến nghị cho việc thực hiện mục tiêu và các điều khoản của Công ước này, bao gồm cả sự trao đổi thông tin có tính chất khoa học hay kỹ thuật.

Thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ khác khi được các nước thành viên giao phó.

 

Điều XIII. Các biện pháp quốc tế

1. Qua những thông tin tiếp nhận được, khi chứng minh được rằng bất kỳ một loài thuộc phụ lục I hoặc II bị ảnh hưởng bất lợi do buôn bán hoặc khi biết rằng các điều khoản của Công ước không được thực thi có hiệu lực, Ban thư ký sẽ thông báo cho các cơ quan thẩm quyền quản lý của một hoặc nhiều nước thành viên có liên quan.

2. Mọi quốc gia khi nhận được thông tin như đã nêu ở mục I của Điều này đều phải thông báo càng sớm càng tốt cho ban thư ký về những sự việc liên quan mà trong chừng mực luật pháp của quốc gia đó cho phép, và nơi nào thích hợp thì đề xuất biện pháp sửa chữa. ở những nơi mà quốc gia thành viên này thấy cần thẩm tra, thì việc thẩm tra sẽ do một hoặc vài người được quốc gia đó uỷ quyền tiến hành.

3. Mọi thông tin do một nước thành viên cung cấp hoặc do yêu cầu đã nêu trong mục 2 của Điều này sẽ được xem xét lại trong Hội nghị gần nhất của các nước thành viên đồng thời Hội nghị này cũng có thể đề xuất những khuyến nghị nếu được coi là thích hợp.

 

Điều XIV. ảnh hưởng đến pháp chế trong nước và các Công ước quốc tế

1. Các điều khoản của Công ước này sẽ không hề ảnh hưởng đến quyền của các nước thành viên chấp nhận và thực hiện:

a. Các biện pháp trong nước chặt chẽ hơn có liên quan tới các điều kiện buôn bán, lấy mẫu hoặc sở hữu mẫu vật, vận chuyển của các loài thuộc phụ lục I, II và III, hoặc nghiêm cấm các hoạt động đó.

b. Các biện pháp trong nước nhằm hạn chế hoặc cấm buôn bán, lấy mẫu, sở hữu mẫu vật hoặc vận chuyển các loài không thuộc phụ lục I, II và III.

2. Các điều khoản của Công ước này sẽ không hề ảnh hưởng đến các điều khoản của bất kỳ một biện pháp nội bộ nào hoặc một nghĩa vụ nào của quốc gia thành viên liên quan tới các Hiệp ước, Công ước hoặc thoả thuận quốc tế có liên quan tới các khía cạnh khác của việc buôn bán, lấy và sở hữu hoặc vận chuyển các mẫu vật mà những văn bản này đang có hiệu lực hoặc sẽ có hiệu lực cho mọi nước thành viên, bao gồm cả các biện pháp có liên quan tới hải quan, y tế, thú y và kiểm dịch thực vật.

3. Các điều khoản của Công ước này sẽ không hề ảnh hưởng tới các điều khoản hoặc các nghĩa vụ liên quan tới bất kỳ một Hiệp ước, Công ước hay Thoả thuận quốc tế đã được thông qua, hoặc những văn bản này có thể được ký kết giữa các quốc gia để tạo ra một hiệp hội hoặc một thoả thuận buôn bán khu vực để hình thành hoặc duy trì kiểm soát hải quan chung ngoài biên giới và trong chừng mực nào đó loại bỏ các kiểm soát hải quan giữa các quốc gia thành viên khi các kiểm soát hải quan này có liên quan tới việc buôn bán giữa các quốc gia thành viên của Thoả thuận Hiệp hội.

4. Một quốc gia thành viên của Công ước này, mà là thành viên của các Hiệp ước, Công ước hoặc Thoả thuận quốc tế khác đã có hiệu lực trong thời điểm Công ước này cũng đã có hiệu lực và theo các điều khoản của các Công ước đó các loài thuộc động, thực vật biển nằm trong phụ lục I cũng đã được bảo vệ thì nghĩa vụ thuộc điều khoản của Công ước này về vấn đề buôn bán các mẫu vật thuộc phụ lục II mà tầu biển dùng thu thập mẫu đã đăng ký ở quốc gia đó sẽ được giảm nhẹ.

5. Mặc dù có các điều khoản của Điều III, IV và V, việc xuất khẩu một mẫu vật phù hợp với mục 4 của Điều này sẽ chỉ đòi hỏi một chứng chỉ từ cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập nội giới thiệu rằng mẫu vật được lấy phù hợp với các điều khoản của các Hiếp wóc, Công ước hoặc Thoả thuận quốc tế có liên quan.

6. Công ước này không có điều khoản nào làm tổn hại đến sự soạn thảo và xây dựng Luật biển của hội nghị Liên Hợp Quốc về Luật biển được triệu tập theo Nghị quyết số 2750C (XXV) của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và cũng không có điều khoản nào làm tổn hại đến việc xác nhận hiện tại và trong tương lai và các quan điểm pháp lý của mọi quốc gia có liên quan đến Luật biển và đặc tính hoặc phạm vi của quyền tài phán đối với bờ biển và chủ quyền quốc gia.

 

Điều XV. Các sửa đổi, bổ sung đối với phụ lục I và II

1. Các điều khoản dưới đây có liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung phụ lục I và II sẽ được áp dụng tại các phiên họp của Hội nghị các nước thành viên.

a. Mọi quốc gia thành viên đều có thể dự kiến sửa đổi, bổ sung cho phụ lục I hoặc II để xem xét tại phiên họp tiếp theo. Nội dung sửa đổi dự kiến cần được báo cho ban thư ký tối thiểu là 150 ngày trước phiên họp. Ban thư ký sẽ hỏi ý kiến các quốc gia khác cũng như các điều khoản của điểm (b) và (c) của mục 2 trong Điều này, và sẽ phúc đáp các nước thành viên không chậm hơn 30 ngày trước phiên họp.

b. Các sửa đổi, bổ sung sẽ được chấp nhận với 2/3 số các nước có mặt và bỏ phiếu. Tức là tính các quốc gia có mặt bỏ phiếu thuận hoặc phiếu chống. Các nước bỏ phiếu trắng sẽ không được tính đến trong tỷ lệ 2/3 cần có để chấp nhận sửa đổi này.

c. Các sửa đổi, bổ sung đã được chấp thuận tại phiên họp sẽ có hiệu lực sau kỳ họp 90 ngày trừ các sửa đổi, bổ sung cần được bảo lưu phù hợp với khoản 3 của Điều này.

2. Các điều khoản dưới đây có liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung phụ lục I và II sẽ được áp dụng giữa các phiên họp của Hội nghị các quốc gia thành viên:

a. Mọi quốc gia đều có thể dự kiến sửa đổi, bổ sung cho phụ lục I hoặc II để xem xét giữa các phiên họp, thông qua các thủ tục bưu điện.

b. Đối với các loài ở biển, Ban thư ký sau khi nhận được nội dung bổ sung dự kiến, sẽ lập tức thông tin cho các nước thành viên. Ban thư ký cũng sẽ hỏi ý kiến các cơ quan liên Chính phủ có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến các loài này, đặc biệt để lấy những số liệu khoa học mà các cơ quan này có thể cung cấp cũng như để bảo đảm kết hợp các biện pháp bảo vệ mà các cơ quan này thi hành. ban thư ký sẽ thông tin các quan điểm và các số liệu do các cơ quan này cung cấp, cũng như các khuyến nghị và khám phá của chính Ban thư ký tới các nước thành viên một cách sớm nhất.

c. Đối với các loài không ở biển, sau khi nhận được những bổ sung dự kiến, Ban thư ký sẽ lập tức thông tin đến các nước thành viên và sau đó sẽ thông báo các khuyến nghị của Ban thư ký trong khả năng nhanh nhất.

d. Trong vòng 60 ngày tính từ ngày Ban thư ký thông báo các khuyến nghị đến các nước thành viên như đã nêu trong điểm (b) hoặc (c) của mục này, mọi thành viên đều phải chuyển cho ban thư ký những ý kiến của mình về các bổ sung dự kiến cùng với mọi thông tin và số liệu khoa học thích hợp.

e. Ban thư ký sẽ thông báo những khuyến nghị của mình và các phúc đáp nhận được từ các nước thành viên tới các nước một cách sớm nhất.

Nếu trong vòng 30 ngày tính từ ngày ban thư ký trả lời và khuyến nghị theo như điểm (e) của mục này mà ban thư ký không nhận được ý kiến phản đối nào thì việc bổ sung sẽ có hiệu lực cho mọi thành viên sau 90 ngày, trừ những nước bảo lưu phù hợp với mục 3 của Điều này.

g. Nếu Ban thư ký nhận được phản đối từ bất kỳ một thành viên nào, sửa đổi, bổ sung dự kiến sẽ được trình để bỏ phiếu qua bưu điện, theo như các điều khoản của điểm (h), (i) và (j) của mục này.

h. Ban thư ký sẽ thông báo cho các nước thành viên rằng đã nhận được ý kiến phản đối.

i. Trừ khi ban thư ký nhận được phiếu thuận, phiếu chống hoặc phiếu trắng, ít nhất một nửa số thành viên trong vùng 60 ngày tính từ ngày thông báo như đã nêu trong điểm (h) của mục này, bổ sung dự kiến sẽ được chuyển sang phiên họp tiếp theo của Hội nghị để xem xét thêm.

k. Trường hợp Ban thư ký nhận được các phiếu bầu từ ít nhất một nửa số thành viên, các sửa đổi, bổ sung sẽ được chấp thuận bởi 2/3 số phiếu tính theo phiếu thuận và phiếu chống.

l. Ban thư ký sẽ thông báo cho tất cả các nước thành viên về kết quả bỏ phiếu.

m. Nếu sửa đổi, bổ sung dự kiến được chấp thuận, chúng sẽ có hiệu lực sau 90 ngày tính từ ngày thông báo của ban thư ký về sự chấp thuận này tới mọi thành viên, trừ những quốc gia thành viên bảo lưu theo khoản 3 của Điều này.

n. Trong thời kỳ 90 ngày như đã nêu trong điểm (c) của mục 1 hoặc điểm (I) của mục 2 trong Điều này, mọi thành viên đều có thể thông báo cho Chính phủ đăng cai để yêu cầu bảo lưu về vấn đề sửa đổi, bổ sung. Chỉ tới khi sự bảo lưu này được rút bỏ, quốc gia thành viên này sẽ chỉ được coi là một quốc gia chứ không phải là một thành viên của Công ước này về vấn đề buôn bán các loài có liên quan.

 

Điều XVI. Phụ lục II và các bổ sung

1. Mọi thành viên vào mọi thời điểm đều có thể trình cho Ban thư ký một danh sách các loài được xem là đối tượng của những quy chế đã nêu trong mục 3 của Điều II, Phụ lục III sẽ bao gồm tên của các thành viên đã trình danh sách loài, tên khoa học của các loài đã trình và bất kỳ một bộ phận hoặc các chế phẩm nào từ các động, thực vật mà những loài này đã được xác định là có liên quan tới các loài trong mục tiêu của điểm (b) Điều I.

2. Mỗi danh sách đệ trình theo như các điều khoản của mục 1 trong Điều này sẽ được ban thư ký báo cáo cho các nước thành viên một cách sớm nhất. Danh sách này được coi như là một phần của phụ lục III sẽ có hiệu lực sau 90 ngày tính từ ngày thông náo trên của Ban thư ký. Bất kỳ lúc nào sau khi thông báo danh sách loài, mọi thành viên đều có thể thông báo bằng văn bản cho quốc gia đăng cai để giành quyền bảo lưu các loài, các bộ phận hoặc chế phẩm cho tới khi sự bảo lưu đó được rút bỏ. Quốc gia này sẽ được coi như là một quốc gia chứ không phải là một thành viên của Công ước này về buôn bán các loài, các bộ phận hoặc các chế phẩm có liên quan.

3. Mỗi nước thành viên đã trình bày một loài để bổ sung thêm vào phụ lục III có thể huỷ bỏ quyết định vào bất kỳ thời điểm nào bằng cách thông báo cho Ban thư ký biết và Ban thư ký sẽ bảo cho các thành viên về sự huỷ bỏ này. Việc huỷ bỏ sẽ có hiệu lực sau 30 ngày tính từ ngày thông báo đó của ban thư ký.

4. Một thành viên khi đệ trình 1 danh sách như các điều khoản của mục 1 của Điều này sẽ trình cho Ban thư ký một bản sao của tất cả các điều luật và quy chế trong nước áp dụng trong việc bảo vệ các loài đó, cùng với mọi dẫn giải mà quốc gia đó cho là thích hợp hoặc thể theo yêu cầu của ban thư ký. Khi các loài có liên quan đã được đưa vào phụ lục III, quốc gia thành viên sẽ đệ trình những sửa đổi, bổ sung của các điều luật hoặc quy chế hoặc những giải trình mới khi chúng đã được thông qua.

 

Điều XVII. Sửa đổi, bổ sung của Công ước

1. Một phiên họp bất thường của Hội nghị các nước thành viên sẽ được Ban thư ký triệu tập theo yêu cầu của tối thiểu 1/3 số thành viên để xem xét và thông qua các sửa đổi, bổ sung cho bản Công ước này. Các sửa đổi, bổ sung sẽ được thông qua với 2/3 số các nước có mặt và tham gia bỏ phiếu. Chỉ những phiếu thuận và phiếu chống là được tính. Các thành viên bỏ phiếu trắng sẽ không được tính vào tỷ lệ 2/3 cần thiết này.

2. Nội dung của mọi sửa đổi, bổ sung dự kiến sẽ được ban thư ký thông báo cho mọi thành viên ít nhất là 90 ngày trước phiên họp.

3. Một sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực đối với các thành viên đã chấp thuận sau 60 ngày sau khi 2/3 số quốc gia thành viên nộp văn bản chấp thuận việc sửa đổi, bổ sung cho Chính phủ đăng cai. Sau đó, các sửa đổi, bổ sung cũng sẽ có hiệu lực đối với những nước thành viên khác sau 60 ngày tính từ khi quốc gia đó nộp văn bản chấp thuận bổ sung.

 

Điều XVIII. Giải quyết tranh cãi

1. Mọi tranh cãi nảy sinh giữa hai hoặc một số thành viên về vấn đề giải trình và áp dụng các điều khoản của Công ước này sẽ là chủ đề để thương lượng giữa các bên có liên quan tới việc tranh cãi.

2. Nếu tranh cãi không thể giải quyết được theo như mục 1 của Điều này đã nêu, các bên liên quan do thoả thuận chung sẽ đệ trình vấn đề tranh cãi lên trọng tài để phân xử, đặc biệt là Toà án trọng tài thường trực tại The Hague và các quốc gia đệ trình các vấn đề tranh cãi sẽ phải tuân theo quyết định của trọng tài.

 

  Điều XIX. Ký kết

Công ước này để ngỏ cho việc ký kết tại Washington tới ngày 30 tháng 4 năm 1973 và sau đó là tại Berne cho tới ngày 31 tháng 12 năm 1974.

 

Điều XX. Phê chuẩn, chấp thuận, tán thành

Công ước này sẽ phải được phê chuẩn, chấp thuận, tán thành. Các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành sẽ được nộp cho Chính phủ Thuỵ Sĩ mà Chính phủ này sẽ là Chính phủ đăng cai Công ước.

 

Điều XXI. Gia nhập

Công ước này sẽ mở rộng cho tất cả các quốc gia tham gia. Văn bản sẽ được nộp cho Chính phủ đăng cai.

 

Điều XXII. Hiệu lực

1. Công ước này sẽ có hiệu lực sau 90 ngày tính từ ngày các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hoặc văn bản gia nhập thứ 10 được nộp cho Chính phủ đăng cai.

2. Đối với những quốc gia phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành

•  Công ước này, hoặc gia nhập Công ước, sau khi các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc tán thành thứ 10 đã được nộp cho Chính phủ đăng cai. Công ước sẽ có hiệu lực chỉ sau 90 ngày tính từ ngày quốc gia đó nộp các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hoặc gia nhập của mình.

 

Điều XXIII

Bảo lưu

1. Các khoản của Công ước này sẽ không phải là đối tượng bảo lưu chung. Các bảo lưu đặc biệt có thể được ghi vào theo các điều khoản của Điều này và Điều XV và XVI.

2. Mọi quốc gia, khi nộp văn bản phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hay gia nhập đều có thể đưa ra một bảo lưu đặc biệt có liên quan tới:

a. Bất kỳ loài nào thuộc phụ lục I, II và III; hoặc

b. Bất kỳ một bộ phận hoặc chế phẩm đặc trưng nào có liên quan đến loài thuộc phụ lục III.

3. Chỉ tới khi một quốc gia rút bỏ sự bảo lưu theo như các điều khoản của Điều này, nước này sẽ được coi như là một quốc gia chứ không phải là thành viên của Công ước này về những vấn đề có liên quan tới việc buôn bán các loài, các bộ phận hoặc chế phẩm đã được đưa ra bảo lưu.

Điều XXIV

Bãi ước

Mọi thành viên đều có thể bãi ước với bản Công ước này bằng cách thông báo bằng văn bản cho Nhà nước đăng cai vào bất kỳ thời điểm nào. Sự bãi ước sẽ có hiệu lực sau 12 tháng tính từ ngày Nhà nước đăng cai nhận được thông báo.

Điều XXV

Lưu chiểu

1. Công ước này được làm bằng 5 thứ tiếng: Trung Quốc, Anh, Pháp Nga, và Tây Ban Nha đều có giá trị pháp lý như nhau, và sẽ được lưu tại nước đăng cai. Nước này sẽ chuyển các bản sao xác thực của Công ước tới các nước đã tham gia ký kết đã nộp các văn bản tham gia Công ước cho các nước đăng cai.

2. Nhà nước đăng cai sẽ thông báo cho mọi quốc gia thành viên và Ban thư ký về chữ ký, việc nộp lưu chiểu các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận, tán thành hoặc than gia Công ước, hiệu lực của Cong ước, các sửa đổi, bổ sung, ghi bảo lưu và bãi bỏ bảo lưu và các thông báo bãi ước.

3. Ngay khi Công ước có hiệu lực, một bản sao xác thực sẽ được Nhà nước đăng cai chuyển tới Ban thư ký của Liên Hợp Quốc để đăng ký và phát hành theo như Điều 102 của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Với bằng chứng là những người đại diện toàn quyền ký tên dưới đây, được uỷ nhiệm trọng trách này đã ký vào Công ước CITES.

 

 

Danh lục các loài sinh vật trong Cites

Xem trang 1

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này