Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
   
Lan môi sừng lào Brachypeza laotica - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Lan môi sừng lào Brachypeza laoticacho đến hiện nay vẫn là loài lan được nghi ngờ có vùng phân bố ở Việt Nam sau nhiều năm tìm kiếm của các nhà khoa học  nhưng vẫn chưa có bất cứ bằng chứng chính xác nào về loài lan này ở nước ta. Sau những nỗ lực không ngừng của các thành viên Sinh vật rừng Việt Nam, cuối cùng vùng phân bố của chúng được tìm thấy ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập thuộc tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên chúng chỉ tìm thấy rất ít trong các khu rừng gần như còn nguyên sinh và sống phụ sinh trên những thân cây cổ thụ. Những bông hoa của loài Brachypeza laotica bắt đầu khoe sắc rải rác trên khắp cánh rừng của Vườn quốc gia khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi, thì cũng lá lúc đâu đó dưới các thảm mục của khu rừng hàng triệu những con Vắt háu đói hồi sinh đang chờ đợi con mối đi qua hút máu. Việc tìm thấy vùng phân bố mới của loài lan này có ý nghĩa rất lớn đồi với các nhà nghiên cứu vì chắc chắn chúng sẽ được đưa vào danh lục lan Việt Nam tuy nhiên việc bảo tồn loài hoa lan tuyệt đẹp này không bị đe doạ bởi những kẻ săn tìm các loài lan quí hiếm vẫn còn là công sức, nỗ lực của cả cộng đồng chúng ta..

Lan hài cảnh Paphiopedilum canhii - Ảnh: Chu Xuân Cảnh

Phát hiện mới về một loài Lan hài được mang tên nhà sưu tầm lan Chu Xuân Cảnh là một khám phá rất lớn của các nhà khoa học Nga, Đức, Việt Nam. Loài lan hài cảnh Paphiopedilum canhii một lần nữa đã minh chứng Việt Nam là một đất nước không chỉ đa dạng sinh học nhất nhì trong khu vực mà còn rất nhiều những loài mới chưa được nghiên cứu và công bố. Loài lan hài mới này có vùng phân bố rất hẹp và hiếm ngay cả trong tự nhiên nên việc bảo vệ vùng phân bố của chúng còn gian nan và khó khăn. Hiện nay đang có rất nhiều những nhà sưu tầm hoa lan ở Việt Nam và trên thế giới đang tìm mọi cách để khai thác, sở hữu loài hoa lan đặc hữu, tuyệt đẹp và quí hiếm này. Phải chăng ngay từ bây giờ loài lan hài này cần được bảo vệ bởi các qui định chế tài chặt chẽ của luật pháp cũng như tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ không chỉ với loài lan hài ở Việt Nam ? Mong lắm thay …

Lan miệng kín hai màu Cleisostoma discolor - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Mặc dù không phải là loài lan quí hiếm trong chi Cleisostoma nhưng không phải ai cũng có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp diệu kỳ của nữ hoàng sắc đẹp Cleisostoma discolor trong tự nhiên. Loài lan này chỉ nở hoa hai năm một lần khi những cơn mưa cuối mùa đổ xuống ở những khu rừng thường xanh thuộc tỉnh Đồng Nai. Trên những cành lan lá dài 6 - 10cm, đầu nhọn là những cụm hoa chùm có 12 - 24 hoa, màu xanh vàng với gân màu nâu. Cánh môi thuôn dài, rộng ở đỉnh có 3 thùy, hai thùy bên tròn nhỏ, thùy giữa thuôn có đỉnh hơi lõm, mép màu vàng xanh, ở giữa màu trắng, cựa dài. Việc thu mẫu hay chụp hình loài này đòi hỏi sự kiên nhẫn của người làm công tác phân loại. Bất chợt ta tự hỏi “có thể một ngày kia chúng sẽ bị tuyệt chủng bởi bàn tay con người chúng ta hay không ? ” câu hỏi này không phải của riêng ai và của riêng bất cứ loài sinh vật rừng nào đang tồn tại trên đất nước chúng ta

Dó đất đài rộng Balanophora latisepala - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Dãy núi Minh Đạm thuộc tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu với bạt ngàn các loài sinh vật tồn tại chỉ còn là trong ký ức của nhiều thập kỷ trước đây đối với người dân sống quanh vùng núi này. Giờ đây chúng chỉ còn trơ trọi những tảng đá mẹ bạc phếch cùng năm tháng và những lùm cây bụi lúp xúp bao quanh. Mặc dù sự tàn phá của con người như muốn tuyệt diệt các loài sinh vật đã được tạo hóa ban tăng cho thiên nhiên nơi đây. Nhưng đâu đó trong các hang sâu, kẽ đá loài Dó đất đài rộng Balanophora latisepala vẫn tồn tại và phát triển trong các vách đá ẩm ướt, thiếu sáng. Loài thực vật ký sinh không thân, có củ cứng, mặt nhăn nhúm, có mụn hình sao. Cụm hoa cái hình đầu tròn, màu nâu đỏ, cuống ngắn. Hoa cái giữa các lá bắc hình dùi. Cụm hoa đực cao 7 - 8cm, hoa có cuống, nhị do 10 - 12 bao phấn. Thường ký sinh trên rễ của nhiều cây gỗ và dây leo như các loài thực vật họ cỏ Poaceae, và một số loài cây gỗ lớn như Bồ đề, Trôm, Đa, Si .... Những bông hoa màu trắng và không có diệp lục này thường khoe sắc vào tháng 8 đến tháng 10 để tô điểm cho vùng đất thấm đẫm xương, máu các anh hùgn cách mạng. Tuy nhiên hiện nay chúng đang bị khai thác đến cạn kiệt cho nhu cầu làm thuốc và rất có thể một lần nữa những cá thể thực vật cuối cùng sẽ tuyệt chủng bởi bàn tay con người chúng ta.

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
   
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này