Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NHỮNG BÍ ẨN VỀ THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

   
Trang
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Cầy tai trắng-  Ninja của rừng già

So với những người anh em trong họ Cầy Viverridae, Cầy tai trắng có kích thước thuộc dạng trung bình., phần sống mũi có sọc trắng mờ, đôi tai to tròn, mỏng phủ lớp lông ngắn màu trắng, hai mắt to, phần lông quanh mắt có màu sậm, trông như một chiếc mặt nạ của các ninja trên phim ảnh. Ngoài gương mặt của “điển trai”, Cầy tai trắng được tạo hóa ban tặng một bộ lông màu vàng nhạt (đôi khi hung xám), có 3 sọc nâu đen dọc sống lưng. Phần lông ở chân và cuối đuôi màu đen tuyền. Đặc biệt là phía trên của chỏm tai có lớp lông màu trắng...

Những loài chim Cú kiếm ăn trong bóng đêm

Những loài không thích chị Hằng đều là thú sống về đêm, chuyên săn mồi trong bóng tối. Nguyên nhân được các nhà khoa học giải thích như sau: phần lớn con mồi của các loài săn đêm đều là loài hoạt động ban ngày, nếu trời quá sáng con mồi sẽ phát hiện được kẻ thù mà bỏ chạy. Thế tại sao những loài sống về đêm có khả năng nhìn thấy con mồi, trong khi nạn nhân của chúng lại không thấy gì trong điều kiện thiếu sáng? Câu trả lời cho bí ẩn này liên quan đến một món quà đẹp đẽ nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho chúng để săn mồi ...

Loài chuồn chuồn mới và câu chuyện về

Năm 1908, Williamson, Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, dựa trên các mẫu vật thu thập từ Myanma được định loài là loài “vermicularis” đã đề xuất giống mới là giống Burmagomphus và lấy loài “vermicularis” làm loài chuẩn của giống. Tuy nhiên sau này Lieftink, Bảo tàng tự nhiên Leiden, Hà Lan vào năm 1949 đã chỉ ra rằng thực chất loài “vermicularis” ở Burma hay Myanma ngày nay mà Williamson nghiên cứu thuộc về một loài hoàn toàn khác biệt so với loài “vermicularis” thật sự...

Cuộc săn tìm loài bò sát khổng lồ, kỳ bí ở Việt Nam

Cơn mưa buổi sáng Chủ nhật dai dẳng mãi không dứt. Mùa này, ở vùng đệm giáp biên giới Việt Nam – Campuchia, nước đã tràn trề hầu khắp các con lạch, mênh mang cả một phần khu rừng của Vườn quốc gia Lò Gò – Sa Mác. Chúng tôi vừa ngồi nhấm nháp café vừa đợi mưa tạnh. Cẩn thận hơn, tôi gọi điện thông báo với “chiến hữu” của mình hiện đang là Trạm trưởng một trạm kiểm lâm của VQG về ý định xâm nhập “bất hợp pháp” của nhóm. Tuy không thể cùng tham gia chuyến đi...

Chuyện nhà “Robinson” ở cực Đông tổ quốc

“Cái gì của rừng lại phải trả cho rừng, gần như là một qui luật và khi rừng mất số của cải lớn thì những gì gia đình tôi lấy được từ rừng cũng trôi ra biển theo như những lớp đất mặt của tầng rừng đầy chất mùn dinh dưỡng. Cái nghèo lại hoàn nghèo và gia đình tôi ngày càng cơ cực hơn vì mất rừng”. Anh Ba ngồi trên tảng đá đăm đăm đôi mắt buồn ngước nhìn những cánh rừng mới phục hồi giãi bày về một quá khứ “đầy chiến tích” của mình cũng như người dân nơi đây...

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những loài gà rừng

Các loài Gà ở Việt Nam được xếp vào họ trĩ gồm các loài chim phân bố rộng trên thế giới, kích thước cỡ trung bình, số loài có cỡ lớn, bé rất ít. Đặc điểm bên ngoài của họ Trĩ thường sống trên mặt đất. Chân chắc, đầu không lớn, mỏ ngắn, khoẻ và hơi cong. Cổ ngắn nhắm thích nghi với điểu kiện kiếm ăn trên mặt đất và các bụi thấp. Cánh ngắn và rộng giúp cho chúng bốc nhanh lên khỏi mặt đất để tránh khỏi sự săn đuổi của kẻ thù tự nhiên. Sống ở nhiều các sinh cảnh khác nhau như:..

Biến đổi sắc màu để sinh tồn nơi hoang dã

Trong số hơn 300 loài rắn đã được phát hiện và công bố ở Việt Nam thì mỗi loài đều có những đặc tính sinh thái và sắc màu khác nhau nhằm phù hợp với điều kiện và môi trường sống. Biến đổi màu sắc để tồn tại trong môi trường hoang dã chính là vũ khí lợi hại để các loài rắn có thể lẩn tránh kẻ thù và tìm kiếm thức ăn trong cuộc đấu tranh sinh tồn đầy khó khăn và nguy hiểm của tự nhiên. Tuy nhiên những sắc màu của một số loài rắn tạo nên một bức tranh sinh động trong thiên nhiên

Những loài thực vật "thèm thịt" ở Việt Nam

Trong thế giới thực vật có rất nhiều loài không chỉ mang đến cho chúng ta hoa thơm trái ngọt nhằm tô điểm cho cuộc sống của nhân loại mà còn ẩn chứa nhiều điều kỳ thú đến bất ngờ. Tưởng chừng như thực vật chỉ biết cách sử dụng năng lượng ánh sáng được hấp thu nhờ sắc tố màu lục và hút các dưỡng chất từ đất để tồn tại và phát triển. Nhưng có một số loài là những “kẻ tàn ác” biết giết chết các loài khác, ăn thịt nhằm bổ sung các dưỡng chất từ nguồn năng lượng này.

Vẻ đẹp của những loài chim Bói cá

Có thể nói chim bói cá là những loài chim thành công nhất trong việc tiết kiệm năng lượng khi đi săn. Hầu hết các loài chim nhỏ đều mất khá nhiều thời gian và năng lượng để leo trèo, chuyền cành, bay đi bay lại. Các loài chim lớn như đại bàng mặc dù đã biết lợi dụng sức gió và luồng khí nóng bốc lên những khi trời nắng gắt để chao lượn và tìm mồi nhưng vì kích thước cơ thể khá nặng, chim vẫn phải tiếp tục đập cánh trong khi tìm kiếm con mồi. Để săn được mồi, chim bói cá chọn cách...

Điều kỳ diệu của thế giới cộng sinh loài

Quan hệ cộng sinh là một mối quan hệ sinh thái cực kỳ phổ biến trong các quần xã sinh vật trên đất liền, ao hồ và dưới đại dương. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hợp thành các dạng sống chính trên Trái đất và tạo ra sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú. Đối với những loài thực vật, việc hợp tác với các loài vi khuẩn hoặc nấm chính là những phương thức hữu hiệu để nảy mầm, phát triển. Các loài sinh vật hợp tác này thường là đối tác trung gian để thu nhận các nguồn dinh dưỡng...

Đi tìm loài cá tiến vua...

“Khi nhìn loài cá trên tấm hình, ba tôi nói rằng loài này ngày xưa gia đình tôi thường vẫn kho mặn để ăn dần mỗi khi ba tôi có có thời gian rảnh đi đánh lưới cải thiện bữa ăn gia đình. Loài cá này rất ngon và ngon nhất là nấu với lá Rau sắng (Melientha suavis) có sẵn trong rừng và chúng thường sống ở các vùng có đá ngầm và nước xoáy. Nhưng đó là thời gian của hơn 40 năm về trước khi ba tôi còn là công nhân viên ở lâm trường Thạch Kiệt, Thanh Sơn, Phú Thọ

Loài lưỡng cư không chân kỳ lạ ở Việt Nam

Trong thế giới của các loài lưỡng cư việc thay đổi hình thái từ trứng – nòng nọc – con trưởng thành trải qua một chu kỳ hết sức phức tạp và độc đáo. Sự  biến  thái  của  nòng  nọc  của các loài lưỡng  cư  có  ý  nghĩa  lý  thuyết  tiến hóa rất  lớn,  nó chứng  tỏ lưỡng cư có nguồn gốc từ động vật ở nước giống loài cá. Nòng nọc sau khi nở ra từ trứng chúng phải trải qua một chu trình đời sống dưới nước đến khi trưởng thành chúng bắt đầu phát triển các cơ quan trên cơ thể nhằm thích nghi với ...

Đáng giá hay đáng phá, đáng quí hay đáng phí ?

Ngày 11 tháng 09 năm 2012, Hội Động vật Luân-đôn (Zoological Society of London – ZSL) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature – IUCN) đã công bố danh sách 100 loài sinh vật đang bị đe doạ tuyệt chủng nhiều nhất trên thế giới. Cũng theo đánh giá của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới Việt Nam có 6 loài động vật gồm: Cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei), Rùa hồ gươm (Rafetus swinhoei)

Rắn, sắc màu của thiên nhiên Việt Nam

Rắn được xem như là loài động vật độc ác, qủi quyệt và chết chóc đối với con người. Nhưng trong y học loài rắn quấn quanh cây gậy tượng trưng cho sự khôn ngoan, khả năng chữa trị bệnh và kéo dài tuổi thọ. Trong biểu tượng của ngành dược học cũng sử dụng con rắn này nhưng nó quấn quanh một cái ly có chân cao. Chiếc ly tượng trưng cho chén thuốc của Nữ thần sức khỏe Hygia, bên trong có chứa đựng chất dịch được chiếc xuất từ các loại cây cỏ. Con rắn tượng trưng cho sức khỏe

Hành trình giải cứu vọoc chà vá chân xám

Cả đoàn lặng đi trong giây lát như cảm nhận được sự đau đớn của chính bản thân mình và cùng nhau bàn kế hoạch giải cứu chú voọc chà vá chân xám cái Pygathrix nemaeus tội nghiệp. Tôi quyết định chia làm 2 nhóm, một nhóm dụ đỗ và gây chú ý, một nhóm tìm cách tiếp cận giữa chặt lấy chú vọc để nó không còn khả năng tấn công. Hù doạ, la hét, kêu gào vang cả một góc rừng, con voọc tội nghiệp cố gắng không muốn chúng tôi tiếp cận và đây là lúc...

Những kẻ không diệp lục sống bám

Trong tự nhiên có một số loài thực vật kỳ lạ như một ngoại lệ và là một phần không thể tách rời trong các khu rừng nhiệt đới, Á nhiệt đới Việt Nam. Những loài này không có chất diệp lục trên cơ thể chúng mà sống nhờ vào dinh dưỡng từ các chất hữu cơ phân huỷ từ sinh vật khác hoặc từ mô chết. Quá trình này phát triển hết sức chậm chạp trong tiến trình sự sống của chúng nhằm tích luỹ dưỡng chất để tập trung cho quá trình phát hoa. Hầu hết các loài thực vật này sống ở ...

   
Trang
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này