Home | Overview | Timbers | National parks | Vietnamese

FOCUS IN WILDLIFE
NEW EVENTS

 

BU GIA MAP NATIONAL PARK

 

Nằm trên địa bàn huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của hệ động, thực vật phong phú ở khu vực miền đông Nam Bộ.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập  được thành lập theo quyết định chuyển khu BTTN Bù Gia Mập thành Vườn quốc gia số 170/2002/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan/cấp quản lý:  Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Phước trực tiếp quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.
Vườn quốc gia Bù gia mập nằm ở phía Tây - Bắc tỉnh Bình Phước trên địa bàn hành chính các xã Đắc Ơ, Bù Gia Mập huyện Phước Long tỉnh Bình Phước. Phía Tây và Tây bắc là suối Đăk Huýt, đường ranh giới Việt Nam - Cambodia. Phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Đắc Nông. Toạ độ địa lý: Từ 12 độ 8' đến 12 độ 17' vĩ độ bắc và từ 10 độ 03' đến 107 độ 17' kinh độ đông. Với tổng diện tích 26.032 ha, trong đó diện tích tự nhiên là 21.476 ha, bao gồm 388 ha rừng giàu, 2.798 ha rừng trung bình, 1.692 ha rừng nghèo, 5.064 ha rừng hỗn giao và 11.434 ha rừng tre nứa. Vùng đệm vườn quốc gia có diện tích 15.200 ha gồm 7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha của tỉnh Ðăk Nông.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi bảo tồn các nguồn gien quý hiếm của hệ động, thực vật và cây làm thuốc, đồng thời bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hồ chứa nước của các công trình thủy điện Thác Mơ và Cần Ðôn, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái.
Vườn quốc gia Bù Gia Mập thuộc vùng đất thấp của nam Tây Nguyên, có đỉnh núi cao nhất là 700 m so với mực nước biển. Hệ thống sông suối gồm các dòng suối Ðác Huýt chảy dọc theo biên giới Việt Nam - Cambodia, Ðác Sa, Ðác Ka, và suối Ðác K'me. Thực vật ở vườn quốc gia rất đa dạng và phong phú, được quy tụ từ nhiều luồng di cư, thực vật trong vùng Ðông - Nam Á.

 
Bugiamap Benttoed Gecko - Cyrtodactylus bugiamapensis - Picture: Phung My Trung
 

 

Hệ thực vật:
Theo kết quả điều tra, ở đây có 1.724 loài thực vật nằm trong 326 chi, 109 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau. Ðặc biệt khu rừng nơi đây còn mang đậm nét của rừng nguyên sinh giàu trữ lượng với ưu thế của những cây họ Dầu Dipterocapaceae, họ Đậu Fabaceae và họ Thị Ebenaceae và các loài thực vật thuộc các họ ưu thế có nhiều loài quý hiếm như Gỗ đỏ Afzelia xylocarpa, Trắc Dalbergia cochinchinensis, Giáng hương Pterocarpus macrocarpus, Trai Fagraea fragans, Mun Diospyros horsfieldii, Lát hoa Chukrasia tabularis., Gụ mật Sindora siamensis, Chai Shorea guiso...và 278 giống cây dùng làm thuốc, vườn bao gồm nhiều kiểu rừng kín nửa thường xanh nửa nhiệt đới và kiểu rừng nửa thường xanh ẩm nhiệt đới. Trong những năm gần đây có ít nhất 3 loài thực vậ tmới được phát hiện và công bố tại vườn

Hệ động vật:
Kết quả điều tra động vật ở đây có 437 loài, thú có 73 loài, trong đó có 59 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Có 168 loài chim, hiện có 10 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng như Gà lôi Lophura nycthemera, Hồng hoàng Buceros bicornis, Gà lôi hồng tía Lophura diardi, Dù dì phương đông Ketupa zeylonensis, Cu xanh Treron curvirostra, Niệc mỏ vằn Rhyticeros undulatus, Chim công Pavo multicus, Gà tiền mặt đỏ Lophura nycthemera , Chim vẹt hồng Psittacula krameri ... bò sát có 30 loài trong đó 12 loài ghi trong sách đỏ và có 1 loài thằn lằn ngón mới được phát hiện năm 2011 – thằn lằn ngón bù gia mập – Cyrtodactylus bugiamapensis. Cũng đã xác định được hơn 200 loài có thể làm dược liệu như khỉ, rắn, trăn, tắc kè, mật ong, bìm bịp...

Ðây còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như Gấu chó Ursus malayanus , Báo gấm Padofelis nebulosa, Báo lửa Catopuma temmincki, Sói lửa Cuon alpinus, Bò tót Bos gaurus, Bò rừng Bos javanicus, Gà tiền mặt đỏ Lophura nycthemer, Gấu ngựa Ursus thibetanus, Voi Elephas maximus, Chà vá chân đen Pygathrix nigripes, Chà vá chân xám Pygathrix cinerea... Do còn mang đậm nét hoang sơ của rừng nguyên sinh đặc trưng của rừng ẩm thường xanh, có rừng họ Dầu Dipterocapaceae rụng lá theo mùa, rừng lồ ô xen cây gỗ, nên vườn quốc gia là nơi cư trú của nhiều loại động vật thuộc bộ Linh trưởng Primates như Khỉ đuôi lợn Macaca leonia, Khỉ mặt đỏ Macaca artoides, Khỉ vàng Macaca mulatta, Voọc xám Trachypithecus phayrei ...

 
On the way back home - Picture: www.vncreatures.net
 

 

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập hoạt động với 4 chức năng chính: Duy trì và bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái đồi núi thấp chuyển tiếp từ Cao nguyên xuống đồng bằng Nam bộ có độ cao dưới 1.000 m, được coi là rất đặc trưng, bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm. Rừng phòng hộ cho các thủy điện Soc Phu Miên, Cần Đơn, Thác Mơ. Xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển du lịch sinh thái.
Bù Gia Mập còn là khu di tích lịch sử quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ðịa danh Bù Gia Mập gắn liền với các trận đánh ác liệt ở miền Ðông Nam Bộ.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập là địa chỉ du lịch sinh thái rất hấp dẫn đối với những du khách thích thể thao mạo hiểm và thiên nhiên hoang dã.

 

 
Map of Bu Gia Map National Park
 

 

Sunset over the Bu Gia Map National park

References: Bu Gia Map National Park

 
 

Introduction | Forum | Contact us | Latin read & write | Help | Vietnamese

 
© Copyright of Vietnam Forest Creatures
Tel: +844 3895729, 09.44.679.222 -  Email to:
Admin website