BÁT NHA
BÁT NHA
Osbornia octodonta
F. Muell., 1862
Họ: Sim Myrtaceae
Bộ: Sim Myrtales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây gỗ nhỏ hoặc
cây
bụi, cao 2 - 5m; vỏ màu trăng trắng; cành non màu nâu khi khô, có cạnh, có
nhiều mày nhỏ, các nhánh thường tập trung ở đầu cành. Lá
mọc đối, hình trứng
hoặc trứng ngược dài 1,5 - 3,5cm, rộng 0,5 - 1,5cm, hẹp dần về phía cuống,
tròn
về phía đỉnh, chóp hơi lõm ở đầu; mặt trên
màu nâu sậm; mặt dưới mầu nâu khi
khô, rất nhiều tuyến mờ nổi rõ cả 2 mặt; gân giữa và gân bên phẳng,
mờ ở mặt
trên và nổi rõ ở mặt dưới, gần như 3 gân, có 3 - 5 đôi gân phụ
mọc xiên chạy tới
gần mép lá vấn hợp tạo thành đường viền
mép hơi mờ; cuống dài 2 - 4mm, nhẵn.
Hoa
mọc đơn độc hoặc thành cụm 3 hoa; cuống chung gần như không có hoặc rất ngắn
khoảng gần 1cm, có cạnh, nhẵn; lá bắc và lá bắc con nhỏ hình
mũi mác, có lông,
dài 3 - 4mm; ống đài cao 4 - 6mm, hình phễu ngược, phủ lông dày
màu trắng;
thuỳ đài 8, rộng 1 - 2mm, không cánh hoa; nhị nhiều, chỉ dài 3 - 4mm; bầu 3 ô,
vòi nhụy dài 0,5cm, núm nhụy dạng đầu.
Quả
hình trứng, dài 6 - 7mm, rộng 3 - 4mm. Hạt 1 - 2.
Sinh học và sinh thái:
Có quả từ tháng 8 - 11.
Tái sinh chủ yếu bằng hạt. Mọc trong rừng thứ sinh đã bị tác động
mạnh,
trảng cây bụi hoặc cây bụi dọc theo bãi biển của vịnh Cam Ranh hoặc đảo Hòn Tre.
Cây chịu được khí hậu khô nóng, độ muối cao, đất thịt pha cát hoặc đất cát, chịu
được khô, nóng và mặn.
Phân bố:
Trong nước: Khánh Hoà (Cam Ranh, Hòn
Tre).
Nước ngoài: Indonesia, Châu Đại Dương, Borneo, Đảo Lesser Sunda, Lãnh thổ phía Bắc, Philippines, Queensland, Tây Úc
Giá trị:
Nguồn gen hiếm và độc đáo. Đại diện
duy nhất của chi Osbornia thuộc họ
Sim Myrtaceae
phân bố ở vùng nhiệt đới
Đông nam Á.
Tình trạng:
Loài có khu phân bố hẹp,
mới phát
hiện được 2 điểm tại tỉnh Khánh Hoà, là cây bụi
mọc hoang dại ngoài vòng bảo vệ,
dễ bị chặt phá làm củi.
Phân hạng:
VU
A1c
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được ghi trong
Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá
“bị đe doạ” (Bậc
T). Bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá. Đưa về trồng để giữ nguồn
gen. Điều tra thêm nơi phân bố và tình trạng.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật
- trang 291.