Home | Overview | Timbers | National parks | Vietnamese

FOCUS IN WILDLIFE
NEW EVENTS

 

DESCRIPTION OF VIETNAM FLORA

(More than 3000 species of flora in Vietnam)
Update 20/12/2016

Vietnam name: Sơn huyết
Latin name: Melanorrhea laccifera
Family: Anacardiaceae
Order: Rutales
Class (Group): Medium plants 
       
Picture: Nguyễn thị liên Thương  
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  SƠN HUYẾT

SƠN HUYẾT

Melanorrhea laccifera Pierre, 1897

Họ: Đào lộn hột Anacardiaceae

Bộ: Cam Rutales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ lớn, cao 20 - 30m, đường kình 30 - 50cm, thân thường không thẳng. Vỏ ngoài màu xám tro, nứt dọc với nhiều lỗi bì sáng, thịt vỏ dày 7 - 8mm, có nhựa mủ vàng sau cứng lại và màu đen. Lá, đơn dai, mọc cách, phiến lá hình trứng ngược, dài 12 - 20cm, rộng 7 - 10cm, 2mặt nhẵn; Gân bên 18 - 24 đôi, nổi rõ cả hai mặt. Cuống lá dài 3 - 6mm, dẹp và ít nhiều có cánh. Cụm hoa chùm thưa ở nách, cuống hoa có lông và dài hơn hoa. Cánh đài 5, nhẵn, cánh tràng cuộn lại, phía ngoài có lông thưa. Nhị khoảng 30 chiếc, đính thành 4 hàng. Bầu nhẵn, có 1 cuống dài có lông. Noãn đính bên ở gốc, quả hạch, hình cầu hơi bị ép, rộng 3 - 4cm, gốc có mang cánh hoa tồn tại

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc trong rừng thưa, rải rác hay thành từng đám; ít khi gặp ở rừng kín thường xanh, ở độ cao từ 200 đến 800 - 1.000m trên các loại đất các nghèo, rất ít khi phân bố trên các loại đất có độ ẩm cao. Cây tăng trưởng trung bình: Khi 40 tuổi có nhiều hoa 17m và đường kính 30cm. Mùa hoa tháng 10 - 12. Mùa quả tháng 2 - 4.

Phân bố:

Cây phân bố Việt Nam Lào, Campuchia, Thái Lan....

Việt Nam: cây mọc rải rác ở Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Đồng Nai, Tây Ninh, Sông Bé, Kiên Giang, (Bình Châu) Bà Rịa -Vũng Tàu .....

Giá trị:

Gỗ giác và lõi phân biệt, lõi cứng, không bị mối mọt; thuộc loại gỗ quý, dùng làm khuôn, đồ mỹ nghệ, nhựa dùng trong kỹ nghệ sơn mài.

Tình trạng:

Loài sẽ nguy cấp, do bị khai thác và diện tích rừng bị thu hẹp, giảm sút trên 20% hiện tại và trong tương lai 5-10 năm tới, nơi phân bố hiện tại không quá 10 địa điểm.

Phân hạng: VU 1a,d+2d, B1+2a.

Biện pháp bảo vệ:

Bảo vệ triệt để một số điểm có cây mọc tự nhiên ở Ba Vì (Hà Tây), Cầu Hai (Phú Thọ) và ở một vài tỉnh phía Nam. Nghiên cứu đưa vào trồng rừng ở cac khu vực có loài này phân bố..

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 trang 44.

 

 
 
 
 

Introduction | Forum | Contact us | Latin read & write | Help | Vietnamese

 
© Copyright of Vietnam Forest Creatures
Tel: +844 3895729, 09.44.679.222 -  Email to:
Admin website