KHƯỚU VẰN ĐẦU ĐEN
KHƯỚU VẰN ĐẦU
ĐEN
Actinodura sodangorum
Eames J.C et all, 1999.
Họ: Khướu Timaliidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Đặc
điểm nhận dạng:
Chim
trưởng thành bộ lông màu xám nâu. Vành mắt màu trắng. Đỉnh đầu có mào lông ngắn
màu đen; gáy chuyển thành màu xám tro; vai, lưng, hông và bao trên đuôi nâu vàng;
trên cánh và đuôi có vằn mảnh đen xen lẫn với vằn nâu vàng.
Mút của các lông
đuôi mặt dưới trắng. Họng và hai bên cằm có vệt đen. Phần còn lại của mặt dưới
cơ thể và bao dưới đuôi màu hung nâu. Lông bao cánh nhỏ nâu vàng, lông bao cánh
nhỡ nâu sẫm; lông bao cánh lớn vàng da cam nhạt. Mỏ đen sừng. Chân xám sừng.
Sinh học, sinh thái:
Thường gặp đơn lẻ
hoặc cặp đôi. Sinh cảnh sống là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, bìa
rừng, thảm cây bụi hoặc cỏ cao; độ cao phân bố từ 1100 - 2400m. Chưa có dẫn liệu
về sinh học.
Phân bố:
Trong nước:
Khu bảo tồn thiên
nhiên Ngọc Linh (Kontum và Quảng Nam)
Thế giới: Phía
đông của Nam Lào, Cambodia
Giá trị:
Loài có giá trị
khoa học. Loài đặc hữu của Việt Nam, Lào, Cambodia.
Tình trạng:
Loài mới cho khoa
học được phát hiện ở Ngọc Linh từ 1996, gặp tương đối phổ biến trong vùng phân
bố ở Việt Nam.
Phân
hạng:
VU B1 + 2a,b,c,d,e C1
Biện
pháp bảo vệ:
Hiện
được bảo vệ tại hai khu bảo tồn thiên nhiên là khu Ngọc Linh (Kontum) và Ngọc
Linh (Quảng Nam).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 290. |