|
ỐC ĐỤN CÁI
ỐC ĐỤN CÁI
Trochus niloticus
Linnaeus, 1767
Trochus flammeus
Roding, 1798
Trochus maximus
Koch in Philippi, 1844.
Họ: Ốc đụn Trochidae
Bộ Chân bụng cổ - Archaeogastropada
Đặc
điểm nhận dạng:
Vỏ hình
chóp cao 66 mm, có thể tới trên 100mm mặt cắt dọc vỏ hình tam giác cân, màu nâu
sẫm điểm các vệt trắng, trên vồng xoắn có gờ nhô cao, từ vòng xoắn thứ 2 đến
đỉnh vỏ, gờ này
dạng hình ống có lỗ ở đầu. ở đế vỏ có những đường xoắn ốc xếp đều nhau từ
trong miệng ốc chạy ra đến mép vỏ.
Mép vỏ nhẵn. Rốn
sâu.
Sinh học, sinh
thái:
Là loài ăn các
loại rong biển bám trên đá hoặc bám vào các rạn san hô. Sống ở vùng triều đáy
cứng, có khi xuống sâu 10m. Thường sống trên rạn san hô, vách đá, nơi có rêu
phủ. Chỉ gặp ở vùng xa
cửa sông, nước trong, có độ muối ổn định.
Phân bố:
Trong nước:
Hải
Phòng (Bạch Long Vỹ, Cát Bà), Quảng Ninh (vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long); Khánh
Hoà (vịnh Văn Phong, Hòn Tre, Vũng Rô, Hòn Miếu, Hòn Tầm, Hòn Đụn, Hòn Hố, hòn
Chà Là, Hòn Nội, Hòn Ngoại, Trường Sa), Côn Đảo (Hòn Trắc, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Tre
Lớn, Côn Đảo Nhỏ, hòn Bảy Cạnh), Hòn Gỏi, hòn Mây Rút, Hòn Thơm, Hòn Vang ).
Thế giới: Nhật Bản,
Philippin, Inđônêxia, Ôxtrâylia, Pôlynêxia
Giá trị:
Xà cừ của ốc này
dùng để khảm tranh, vỏ loài này thường được đánh bóng làm đồ mĩ nghệ.
Tình trạng:
Là loài phân bố
rộng và có trữ lượng cao. Hiện nay cư dân và bộ đội ở các đảo xa như Trường Sa
đang khai thác triệt để, dẫn đến mức độ suy giảm khoảng 50%.
Phân hạng:
CR
A1a.
Biện pháp bảo vệ:
Cần khoanh vùng
để bảo vệ
hệ sinh thái cũng như cá thể đang thời kỳ sinh sản. Việc đánh bắt nên theo
mùa vụ và kích thước. Cấm nổ mìn ở các rạn san hô.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ
Việt Nam - phần động vật – trang - 55
|
|