SÓC BAY CÔN ĐẢO
SÓC
BAY CÔN ĐẢO
Hylopetes lepidus
(Horsfield, 1822).
Sciurus sagitta
Linnaeus, 1766
Pteromys lepidus
Horsfield, 1847
Sciuropterus
spadiceus
Blyth, 1847;
Họ: Sóc bay Pteromyidae
Bộ: Gặm nhấm Rodentia
Đặc điểm nhận
dạng:
Sóc bay cỡ nhỏ.
Lông ở lưng và đầu màu vàng cam sáng, gốc lông màu đen. Lông phía trên màng lượn
màu đen. Má và gốc đuôi màu đỏ da cam. Chân có màu nâu hung da bò.
Sinh học, sinh
thái:
Ở Việt Nam, loài
sóc bay này chỉ sống trong rừng cây to trên núi cao ở Côn Đảo. Làm tổ trong hốc
cây to. Sóc thường đẻ 1 đến 2 con. Chưa biết nhiều về thức ăn của sóc.
Phân bố:
Trong nước:
Loài này chỉ tìm thấy vùng phân bố ở Bà Rịa - Vũng Tàu (Vườn quốc gia Côn Đảo).
Thế giới: Mianma,
Malaixia, Indonesia.
Giá trị:
Loài ít số lượng,
phân bố hẹp, ở Việt Nam chỉ có ở Côn Đảo nên có giá trị khoa học lớn.
Tình trạng:
Số lượng ít,
quần
thể nhỏ, phân bố hẹp, cách ly, đã được bảo tồn trong
Vườn quốc gia Côn Đảo.
Phân hạng:
VU D1.
Biện pháp bảo vệ:
Đưa vào Sách đỏ
Việt Nam. Tuyệt đối cấm săn bắt, chặt cây trong khu vực cư trú; tiếp tục nghiên
cứu kỹ hơn sinh học, sinh thái của loài sóc này.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.
|