SÓC BAY LÔNG TAI
SÓC
BAY LÔNG TAI
Belomys pearsoni
(Gray,
1842)
Sciuropteus pearsoni
Gray, 1842
Belomys
trichitis
Thomas, 1908
Belomys
blandus
osgood,1932.
Họ: Sóc bay Pteromyidae
Bộ: Gặm nhấm Rodentia
Đặc
điểm nhận dạng:
Sau gốc
tai có túm lông dài đen xám. Lưng xám nâu có đốm sẫm và nâu sáng. Trên màng da
lượn và mặt ngoài các chi màu nâu hung chuyển sang xám đen.
Mặt
dưới màng da lượn và mặt trong chi màu nâu gỉ sắt nhạt. Đuôi xù, mút đuôi có túm
lông nâu hung.
Sinh
học, sinh thái:
Thức ăn
chủ yếu là
quả
cây rừng và ít chồi lá. Chưa biết về sinh sản. Sóc bay lông tai sống trong
rừng nhiệt đới cây to có độ che phủ lớn ở núi đá hoặc núi đất ít người qua lại.
Hoạt động kiếm ăn về đêm, đi ăn từ 18 - 19 giờ đến mờ sáng hôm sau. Ngày mưa
đôi khi gặp kiếm ăn ban ngày trên cây cao trong rừng vắng người.
Phân bố
:
Trong
nước:
Hà Giang, Lai Châu, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Thanh Hoá, Nghệ An,
Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Côn Đảo, Phú Quốc.
Thế giới: Ấn Độ, Nêpan,
Mianma, Thái Lan, Nam Trung Quốc, Lào, Cămpuchia.
Giá trị:
Loài thú kỳ lạ,
hiếm của rừng nhiệt đới, được thế giới
quan tâm bảo vệ. Có giá trị nghiên cứu khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Trước đây có số
lượng không nhiều. Năm 1980, khu phân bố mở rộng trên 100.000km2.
Hiện nay do rừng nhiệt đới cây to bị suy giảm do bị chặt phá làm mất nơi sinh
sống. Diện tích khu cư trú bị thu hẹp, ước tính khoảng 5000 đến < 20.000km2
và bị chia cắt nhiều. Số lượng có thể giảm trên 20%.
Phân hạng:
CR A1 +c,d C1 +2a
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam. Nghiêm cấm khai thác cây gỗ lớn trong những
khu sinh cảnh có Sóc bay lông
tai cư trú.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.
|