|
MANG LỚN
MANG LỚN
Megamuntiacus vuquangensis
Do Tuoc et all, 1994
Họ: Hươu nai Cervidae
Bộ:
Ngón chẵn Artiodactyla
Đặc
điểm nhận dạng:
Là loài có kích
thước trung bình trong họ
Hươu nai
Cervidae.
Trọng lượng cơ thể khoảng 40 - 50kg. Mặt không có bờm hay túm lông trùm trước
trán, lông có mầu vàng bóng với những sọc đen chạy dọc xuống đế gạc phía trong
trán từ nhánh gạc nhỏ tới suốt tuyến trước trán. Tuyến trán nhô ra, dài khoảng 2
cm. với bờ mí gấp lên. Dọc tuyến trán có ít lông mịn mầu đen, hàng lông dài
quanh tuyến đổ về phía sau. Tuyến lệ có dải lông mịn mầu sẫm. Thân phần lưng sẫm
hơn phần bụng. Từ cổ xuống lưng có một sọc mầu sẫm. Túm lông đuôi mầu sẫm, mặt
dưới đuôi mầu trắng. Con đực có sừng (gạc) khá lớn.
Sinh học, sinh
thái:
Thức ăn chủ yếu
là cỏ, lá cây. Chưa có dẫn liệu về sinh sản của Mang lớn. Sống trong rừng già,
rừng thứ sinh, savan cỏ cây bụi. Hoạt động ban đêm, sống đơn lẻ, chỉ ghép
đôi trong thời kỳ động dục.
Phân bố:
Trong nước:
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định,
Đăk Lắk, Lâm Đồng, Ninh Thuận.
Thế giới: Lào.
Giá trị:
Loài mới cho thế
giới, phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam 1994. Loài quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen, đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam (2000).
Tình trạng:
Vùng phân bố khá
rộng chủ yếu ở các tỉnh miền Trung từ Nghệ An tới Ninh Thuận. Vùng sinh sống của
chúng thường chung với loài Hoẵng, do chưa có biện pháp bảo vệ nên chúng vẫn bị
săn bắn và bẫy bắt thường xuyên, số lượng ngày càng suy giảm. Do phá rừng làm
nương rẫy, phát triển các vùng cây công nghiệp cũng làm mất nơi sinh sống và hạn
chế vùng phân bố.
Phân hạng:
VU A1c,d C1.
Biện pháp bảo vệ:
Loài đã được đưa
vào Sách đỏ Việt nam (2000),
Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, nhưng vẫn cần cấm săn bắn và bẫy bắt
Hoẵng, mang lớn và các loài thú khác trong những vùng có mang lớn sinh sống, xây
dựng thêm các khu bảo tồn thiên nhiên ở A Lưới (Thừa Thiên - Huế, Ea Sô (Đắk
Lắk) nhằm bảo vệ phục hồi Mang lớn và
Sao la.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31. |
|