|
HƯƠU SAO
HƯƠU SAO
Cervus nippon
Temminck, 1838
Cervus
pseudaxis
Eydoux et Souleyet,1841
Cervus
(Rusa) axis
Bostan, 1906.
Họ: Hươu nai Cervidae
Bộ: Ngón chẵn Artiodactyla
Đặc điểm nhận
dạng:
Cỡ trung bình.
Trọng lượng cơ thể 60 - 80kg. Con đực có sừng 2 - 4 nhánh, nhỏ hơn sừng nai.
Thân phủ lông ngắn, mịn, màu vàng hung, có 6 - 8 hàng chấm trắng (như sao) dọc
theo hai bên thân. Có vệt lông mầu xám kéo dài từ gáy dọc theo sống lưng. Bụng
màu vàng nhạt. Bốn chân thon nhỏ màu vàng xám. Đuôi ngắn, phía trên vàng xám,
phía đuôi trắng, mút đuôi có túm lông trắng.
Sinh học, sinh
thái:
Thức ăn là cỏ, lá
cây. Hiện đã thống kê được 75 loài cây làm thức ăn cho chúng, ưa thích nhất là
các loại lá cây có nhựa mủ như: sung, ngái, mít... thuộc họ
Dâu tằm Moraceae. Trong điều kiện nuôi dưỡng, hươu sao đẻ tập trung vào các
tháng 3, 4, 5. Thời kỳ động dục tập trung vào tháng 8, 9. Thời gian có chửa 215
- 235 ngày. Mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con. Thời gian nuôi con 3 - 4 tháng.
Con đực cho nhung thường vào tháng 3 - 4 dương lịch hàng năm. Ngoài thiên nhiên
hươu sao sống ở
rừng thưa trên núi đất, ưa thích nơi khô ráo. Sống thành từng đàn, hiền lành
và nhút nhát. Trong điều kiện nuôi dưỡng thường mắc một số bệnh đường tiêu hoá,
bệnh phổi, bệnh vi rút ở móng, bệnh ký sinh trùng máu.
Phân bố:
Trong nước:
Trước đây có ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hoá, Nghệ
An, Hà Tĩnh. Hiện nay trong thiên nhiên hầu như không còn. Hươu sao đang được
nuôi dưỡng ở: Hà Giang, Sơn La, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội (Vườn Thú),
Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh (Vườn
Thú) .
Thế giới: Trung
Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Liên bang Nga.
Giá trị:
Là loài thú hiếm,
Danh lục đỏ IUCN (2000) đã xếp vào bậc CR. Nhung có hoạt tính sinh học cao dùng
làm dược liệu rất có giá trị. Nghề nuôi hươu sao đang phát triển mạnh mang lại
lợi ích kinh tế cao trong các hộ gia đình
Tình trạng:
Trong thiên nhiên
hầu như không còn, nhưng đã được thuần dưỡng phục hồi số lượng. Hiện nay có
khoảng 8000 - 10000 con đang được nhân dân nuôi để lấy nhung, lấy thịt làm thực
phẩm.
Phân hạng:
EW
Biện pháp bảo vệ:
Đã được đưa vào
Sách đỏ Việt Nam (2000). Khuyến khích, thúc đẩy nghề nuôi Hươu sao trong
nhân dân. Gây thả lại trong các khu Bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.
Tài
liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31. |
|