Mèo có Bộ lông
màu xám tro đến vàng nâu, phần bụng lông sáng hơn và dài hơn. Đặc điểm nổi bật
của mèo ri là Bộ lông đơn giản, gần như đồng mầu hoặc chỉ có đốm mờ ở thân và có
lông đen dài ở đỉnh tai. Nhưng có một số vệt trắng ở mặt và 2 vệt ở mặt trong
chân trước; nhiều vệt đốm mờ ở phía ngoài của 4 chân. Mèo non có thể có một số
dải đen ở thân. Đuôi ngắn không quá nửa
dài thân, thường xấp xỉ 1/ 3 ; có 4 - 5 vòng đen ở nửa cuối đuôi.
Sinh học, sinh
thái:
Ở Việt Nam loài
này chưa được nghiên cứu. Theo Kanchanasakha et al. (1998), Mèo ri sống ở các
trảng cỏ, trảng cây bụi và các bờ lau lách dọc sông và đầm lầy. Mèo hoạt động cả
ban ngày và đêm, thường là sáng sớm và chiều tối. Thức ăn bao gồm các loài thú
gặm nhấm, chim, bò sát, ếch nhái,
côn trùng và cá. Mỗi lứa đẻ thường 3 con, đôi khi tới 5 con. Mèo con
mở mắt sau 11-15 ngày tuổi.
Phân
bố:
Trong
nước:
Nơi thu mẫu: Tây Ninh (1932)
Vườn quốc gia Lò Gò - Sa Mác, Gia Lai (K’Bang); Chưa xác định được đầy đủ
vùng phân bố.
Thế
giới: Ấn Độ,
Pakixtan, Xri Lanka, Tây Nam Trung Quốc, Thái Lan.
Giá
trị:
Góp
phần điều hoà số lượng các vật mồi,
giúp cân bằng sinh thái. Có thể nuôi làm cảnh ở các vườn thú để nghiên cứu
sinh thái học.
Tình
trạng:
Ở Việt
Nam loài này rất hiếm gặp. Cho đến nay mới thu được một mẫu da 1 (con non) (mẫu
số 1929, ngày 10/7/1978) tại vùng Kon Hà Nừng thuộc huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai.
Phân
hạng:
DD
Biện
pháp bảo vệ:
Đã được
đưa vào
Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IB Nghị Định Nghị định 32/2006/NĐ-CPCần tiến hành
điều tra xác định hiện trạng trong thiên nhiên để có biện pháp bảo vệ thích hợp.
Tài
liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam
- phần động vật – trang 31.