Đặc điểm nhận
dạng:
Cá cỡ lớn, thân
cá dài, rất dẹt bên, càng về phía bụng càng mỏng. Lưng gù với viền lưng nhô lên
rất cao từ sau mắt đến vây lưng. Đầu nhỏ, nhọn, dẹt bên. Mắt nhỏ. Miệng trước
rộng, rạch miệng kéo dài qua khỏi ổ mắt. Xương hàm trên phát triển. Răng nhiều
và nhọn mọc trên hai xương hàm, xương khẩu cái, xương lá mía, xương lười. Toàn
thân phủ vảy tròn nhỏ bằng nhau. Đường bên liên tục.
Vây lưng nhỏ, nằm hơi lệch về phần sau cơ thể. Vây hậu môn dài liền với vây
đuôi nhỏ.
Mặt lưng đầu và
thân cá có màu xanh rêu, hai bên hông và bụng màu trắng. Có từ 5 đến 10 đốm đen
tròn viền trắng xếp thành một hàng ở phần sau của thân gần gốc
vây hậu môn. Số lượng đốm thay đổi tùy cá thể và ngay trên một cá thể số
lượng đốm ở hai phía thân cũng có thể khác nhau. Lúc còn nhỏ cá không có đốm mà
thay thế bằng 10 - 15 vạch đứng đậm.
Sinh học,
sinh
thái:
Sống ở sông, kênh
rạch, ao, đầm. Có thể sống ở các vực nước có oxy thấp, nhờ có cơ quan hô hấp
phụ. Cá ăn động vật là chính: các loài
sinh vật nổi, giáp xác nhỏ,
côn trùng, giun, cá con, v.v... Cá Còm có chiều dài 30 - 40 cm, khối lượng
300 - 400g đã sinh sản, tuổi thành thục ở năm thứ 3. Trứng có nhiều noãn hoàng,
trứng chín có đường kính trên 2 mm. Cá đẻ nhiều đợt trong mùa
sinh sản từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi lần đẻ 300 - 1000 trứng. ở nhiệt độ 28
- 320c trứng nở sau 4 - 5 ngày đêm. Cá bột, cá con thường bám tựa vào
thực vật để sống (rễ bèo lục bình, rong đuôi chó, ...)
Phân bố:
Trong nước:
Tây Nguyên (một số sông lớn đổ vào sông Mêkong). Đông Nam Bộ (một số khu vực
thuộc sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây) và Tây Nam bộ
(sông Cửu Long và các phụ lưu).
Thế giới: Ấn Độ,
Mianma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia, Malaixia, Inđônêxia.
Giá trị:
Loài có kích
thước lớn, có hình dạng và màu sắc đặc sắc, được nuôi làm cá cảnh là nguồn gen
quý. Thịt cá ngon được ưa chuộng.
Tình trạng:
Số lượng giảm sút. Các tiểu
quần thể có số lượng ít, bị chia cắt, nơi cư trú bị xâm hại, đánh bắt quá
mức và không hợp lý: đánh bắt trong mùa sinh sản, đánh bắt cả cá con.
Mức độ
giảm sút mười năm > 20%.
Phân
hạng:
VU A1a,c,d.
Biện
pháp bảo vệ:
Đã được
đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000) và danh sách các loài cần được bảo vệ của
ngành Thủy sản từ trước năm 1996.
Không đánh bắt cá
trong mùa sinh sản: Từ tháng 5 - 9, cỡ cá khai thác có chiều dài trên 30cm. Cho
sinh sản nhân tạo, mở rộng vùng phân bố của Cá còm ra phía Bắc đến Nghệ An cùng
với vùng phân bố của loài Cá thát lát (Notopterus notopterus).
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.