|
GIẢO CỔ LAM
GIẢO CỔ LAM
Gynostemma
pentaphyllum
(Thunb.) Makino, 1902.
Vitis
pentaphylla
Thunb. 1784.
Gynostemma
pedata
Blume, 1825.
Gynostemma pedata
var. pubescens Gagnep. 1921.
Họ: Bầu bí Cucurbitaceae
Bộ:
Bầu bí Cucurbitales
Đặc điểm nhận dạng:
Cây dây leo, dài 80 - 120 cm, có tua
cuốn, sống hằng năm. Lá mọc cách, cuống lá dài 3 - 4 cm,
lá kép chân vịt dạng pêđal, gồm 5 - 7 lá chét; phiến lá chét cỡ 3 - 9 x 1,5
- 3 cm,
mép lá có răng cưa. Cụm hoa dạng chuỳ thòng. Hoa nhỏ, mẫu 5, đơn tính khác
gốc. ống bao hoa rất ngắn; cánh hoa rời nhau, dài 2,5 mm. Nhị 5, bao phấn dính
thành đĩa. Bầu có 3 vòi nhụy. Quả khô, tròn, đường kính 5 - 9 mm, màu đen. Hạt 2
- 3, treo.
Sinh học và sinh thái:
Mùa hoa tháng 7 - 8, có quả tháng 9
- 10. Mọc rải rác ở vùng núi đá vôi hoặc trên đất núi lửa, ở độ cao đến 2000 m.
Tái sinh bằng thân và hạt.
Phân bố:
Trong nước:
Lào Cai (Sapa), Hà Giang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Quảng Ninh (Móng Cái), Hoà Bình, Thừa Thiên - Huế, Kontum, Gia Lai.
Thế giới:
Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật
Bản, Malaixia, Philippin, Inđônêxia.
Giá trị:
Toàn cây băm nhỏ, phơi khô, nấu nước
uống, có tác dụng bổ dưỡng, cường tráng; dùng làm thuốc chữa viêm khí quản, viêm
gan, viêm thận, loét dạ dày và hành tá tràng, giải độc, chữa ho và long đờm,
chống bệnh béo phì.
Tình trạng:
Khu phân bố bị chia cắt (chủ yếu mọc
trên núi đá vôi); thường xuyên bị khai thác (cắt toàn dây) tràn lan và quá mức (nhất
là ở Cao Bằng, Lạng Sơn) để lấy nguyên liệu làm thuốc và bán qua biên giới Trung
Quốc.
Phân hạng:
EN
A1a,c,d.
Biện pháp bảo vệ:
Hạn chế việc khai thác kiểu diệt
nguồn giống; nên tổ chức thu hạt gieo trồng ở vùng núi đá vôi để tạo nguồn
nguyên liệu dùng trong nước và xuất khẩu.
Tài liệu dẫn:
Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – Phần
thực vật – Trang 164.
|
|