PHU QUOC NATIONAL PARK
Vườn quốc gia Phú Quốc bao gồm địa phận khu BTTN Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn. Vườn có ranh giới hành chính thuộc các xã: Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Cạn và một phần các xã Cửa Dương, Hành Ninh, Dương Tơ, và thị trấn Dương Đông thuộc huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tổng diện tích 31.422, bao gồm: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 8.603 ha, phân khu phục hồi sinh thái: 22.603 ha, phân khu hành chính và dịch vụ: 33 ha
Quyết định thành lập: Được thành lập theo Quyết định số 91/2001/QĐ-TTg ngày 8/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng Khu BTTN Phú Quốc thành Vườn Quốc gia.
Toạ độ địa lý: Từ 10 độ 12' đến 10 độ 27' vĩ độ bắc và từ 103 độ 50' đến 104 độ 04' kinh độ đông. .
Mục tiêu, nhiệm vụ: Bảo tồn hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo, nguồn gen động, thực vật rừng quý hiếm và có giá trị, các sinh cảnh rừng tự nhiên độc đáo của rừng trên đảo.
Duy trì và phát triển độ che phủ của thảm thực vật rừng để đảm bảo chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn, cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân, phát triển bền vững kinh tế, xã hội của huyện đảo Phú Quốc.
Góp phần củng cố an ninh quốc phòng, tăng cường sức mạnh cho tuyến phòng thủ Tây Nam tổ quốc.
Cơ quan/cấp quản lý: Trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang (Uỷ ban nhân dâm tỉnh Kiên Giang)
Ban quản lý: UBND tỉnh Kiên Giang đã có Quyết định 01/2002/QĐ-UB ngày 17/01/2002 thành lập Ban quản lý trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, gồm ban giám đốc, các phòng chức năng. Năm 2002 biên chế của Vườn là 32 người.
|
|
|
|
Hawkbill Sea Turtle - Eretmochelys imbricata - Picture: Phung My Trung |
|
Các giá trị đa dạng sinh học: Có ít thông tin về khu hệ động vật đảo phú quốc. Thảm thực vật nơi đây là rừng thường xanh trên địa hình đồi núi thấp. Vườn quốc gia Phú quốc có đến 12.794 ha rừng, trên các đai cao rừng còn giàu, tuy vậy ở các đai thấp rừng bị suy thái nhiều. Với ưu thế ở đây là các cây họ Đậu Fabaceae, Dầu Dipterocarpaceae, Đước Rhizophoraceae. Đến nay đã ghi nhận được 1.164 loài thực vật bậc cao, gồm 137 họ và 531 chi trong đó có 5 loài khỏa tử (ngành hạt trần thuộc 3 họ và 4 chi) với các kiểu rừng đặc trưng như sau:
- Rừng nguyên sinh cây họ Dầu Dipterocarrpaceae phân bố ở độ cao trung bình từ 100 mét đến 350 mét so với mặt biển. Chủ yếu trong khu rừng này là các cây họ Dầu Dipterocarpaceae. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên đảo Phú Quốc đã được công nhận có vai trò quyết định đối với việc giữ mực nước ngầm ổn định và điều hòa nhiệt độ quanh năm trên đảo.
- Rừng thứ sinh: chiếm phần lớn diện tích Vườn quốc gia Phú Quốc ở độ cao trung bình từ 30 đến 100 mét so với mặt biển. Thực vật chủ yếu là các loài thuộc họ Đậu Fabaceae, Sim Myrtaceae. Đây là loại rừng tái sinh có mật độ dầy đặc, cây gỗ tạp, mới mọc sau sự khai thác của người dân địa phương.
- Rừng Tràm: chủ yếu phát triển tại các vùng có độ cao khoảng 20-30 mét so với mặt biển, loài cây Tràm nước Melaleuca leucadendra chiếm ưu thế , trong vừng chuyển tiếp giữa núi và thung lũng. Vào mùa mưa, nhiều nơi bị ngập nước, cá biệt có một số vùng ngập nước quanh năm.
- Rừng ngập mặn: phân bố thành các đám rải rác ở các cửa sông, suối đổ ra biển và dọc bờ biển. Trong khu rừng này có loài Cóc đỏ Lumnitzera littorea, là loài thực vật đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
- Rú lùn trên các đụn cát: là loài thực vật đặc biệt đã chuyển biển thích nghi với điều kiện môi trương vô cùng khắc nghiệt. Loại rừng này chỉ xuất hiện tại ranh giới giữa đất liền và biển. Đây là hệ sinh thái cực kỳ hiếm gặp ở Việt Nam, chỉ phân bố thành các đám nhỏ tại một vài vùng ven biển. Cây Phong ba - Argusia argentea là loài được đưa vào sáhc đỏ Việt Nam
- Rừng ngập mặn và Rú lùn là các khu vực đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phát triển hạ tầng thuộc các dự án du lịch. Các loài thực vật ngập mặn ở đây chủ yếu là các loài thuộc họ Đước Rhizophoraceae
Hệ thực vật:
Theo thống kê mới đây, hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Phú Quốc khá phong phú có 1.164 loài thực vật bậc cao, gồm 137 họ và 531 chi trong đó có 5 loài khỏa tử ngành hạt trần thuộc 3 họ và 4 chi gồm Hoàng đàn giả Dacrydium peirrei; Thông lông gà Podocarpus imbricatus và Kim Giao Nageia fleury. Số loài dùng dược liệu là 155 34 loài là thuốc bổ và 11 loài chữa các bệnh hiểm nghèo như Hà thủ ô trắng Streptocaulon juventas, Bí kỳ nam Hydnophytum formicarum, Cam thảo, Nhân trần, Đỗ trọng Eucommia ulmoides, Sa nhân Amomum aromaticum... Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài, bao gồm: các loài cây đại mộcTràm nước Melaleuca leucadendra, Vên vên Anisoptera costata, Dầu song nàng, Dầu cát, Kơ nia, Bứa mủ vàng Garcinia villersianna... có 23 loài phong lan quý Lan hài vân, Ái lan lá đẹp, Âm lan núi..., và một số loài sống ký sinh khác thuộc họ Phong lan, Dương xỉ, dây leo bông trắng...
Thực vật cần bảo tồn gồm 12 loài quý hiểm thuộc 7 họ và 54 loài đặc hữu thuộc 9 họ, trong đó có tên mang địa danh Phú Quốc như Cù đèn phú quốc Croton phuquoccencis, Diệp hạ châu phú quốc Phyllanthus phuquocianus
Nhiều loài được ghi trong sách đỏ IUCN như: Trắc nam bộ Dalbergia conchinchinensis, Thông lông gà Podocarpus imbricatus, Kim giao Nagea wwallichiana, Hoàng đàn giả Dacrydium peirrei... và các loài cây đặc hữu trong họ Dầu Dipterocarpaceae như Sao đen, Kiền kiền Hopea pierrei...Loài Lan hài vân Paphiopedilum callosum là loài quí hiếm cũng vừa được phát hiện tại đây. Ngoài ra còn ghi nhận 2 loài Lan mới cho Việt Nam: Nhẵn diệp Liparis rhodochila và Ái lan mỹ diệp Malaxia calophylla
Hệ động vật:
Vườn có 208 loài động vật thuộc 125 chi, 78 họ thuộc 4 lớp động vật, trong đó có 28 loài thú, trong đó 6 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: Sói rừng, Vượn pillê Hylobates pileatus, 119 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam, 47 loài lưỡng cư, trong đó 9 loài bị đe dọa toàn cầu IUCN 2007.
Các loài thú quý hiếm gồm: Cu li lớn Nycticebus bengalensis, Cu li nhỏ Nycticebus pygameus, khỉ đuôi dài Macaca fascicularis, Vooc bạc Trachypithecus germaini, Sóc đỏ phú quốc Callosciurus finlayssoni harmandi, Hồng hoàng Buceros bicornis
Phần biển Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, các rạn san hô bắt gặp ở quanh các đảo nằm ở phía Nam. Các rạn san hô này chiếm đến 41% diện tích. Khu hệ cá trong các rạn san hô rất phong phú, các loài họ Cá mú Serranidae và Cá bướm Chaetodontidae và nhiều loài có giá trị kinh tế khác. Đã thống kê được 89 loài san hô cứng, 19 loài san hô mềm, 125 loài cá ở rạn san hô, 132 loài thân mềm, 32 loài da gai và 62 loài rong biển, trong đó nhiều loài quan trọng như Trai tai tượng Tridacna squamosa và Ốc đụn cái Trochus nilotichus . Phú quốc đã ghi nhận loài đồi mồi Eretmochelys imbricata đến vùng biển này đẻ trứng, nhưng đến nay tầm suất gặp chúng là rất ít, ngoài ra có các thông tin từ người dân địa phương về sự xuất hiện của Bò biển Dugong dugon nhưng vẫn chưa có nghiên cứu chính thức.
|
|
|
|
Argusia argentea - Picture: Phung My Trung |
|
Hoạt động du lịch: Vườn quốc gia Phú Quốc đã thu hút nhiều khách du lịch nhờ cảnh đẹp thiên nhiên và những bãi biển hoang sơ, hơn nữa Phú Quốc rất có tiềm năng về du lịch sinh thái nhưng vấn đề ở đây là phải cần một chiênd lược lâu dài để phát triển kinh tế một cách bền vững, giảm thiểu những tác động của du lịch với môi trường tự nhiên.
Các dự án có liên quan:
Dân số trong vùng: Dân cư trên đảo Phú Quốc là dân du nhập từ nhiều vùng khác nhau. Trên đảo ngư nghiệp là hoạt động kinh tế chính, mặc dù vây du canh, du cư là mối đe doạ lớn đối với đa dạng sinh học.
|
|
References: Phu Quoc National Park
|
|
|