New Page 1
NHÔNG NATALIA
Acanthosaura nataliae Orlov, Nguyen and Nguyen, 2006
Họ: Nhông Agamidae
Bộ: Có vảy Squamata
Đặc điểm nhận dạng:
Là loài nhông cỡ lớn (dài
thân 115
- 158 mm, dài đuôi: 171 - 287mm),
Đầu dài và cao, phủ vảy nhỏ
không đều. Gờ má và gờ mắt sắc, vùng giữa hai mắt lõm. Tấm mõm rộng gấp 3 lần
cao, tấm cằm hình tam giác. Có 1 gai lớn sau ổ mắt, không có gai giữa màng nhĩ
và mào gáy; không có gai cổ; gai gáy dài; hàng gai dọc sống lưng lớn, xếp dày,
tiếp tục đến trên đuôi. Túi họng lớn cả ở con đực và con cái. Có 10
- 11 tấm mép
trên, 11 - 12 tấm mép dưới mỗi bên. Chi dài và mảnh, có 9
- 10 bản mỏng dưới
ngón I, 21 bản mỏng dưới ngón IV chi trước; 10
- 11 bản mỏng dưới ngón I, 25 -
26 bản mỏng dưới ngón IV chi sau.
Vảy
trên thân và bên sườn có gờ to nhỏ không đều, có các nốt sần lớn xen kẽ với các
vảy nhỏ; có 2 - 3 hàng vảy nhô cao dọc giữa bụng. Trước hậu môn có 5
- 6 vảy
phình rộng. Màu sắc đa dạng: dạng thứ nhất thân màu nâu đến nâu xám; phần trên
đầu, cổ và gáy màu nâu, vàng nhạt; mép trên và túi họng màu nâu vàng nhạt hoặc
màu trắng đục, đôi khi xen kẽ các vệt đen mảnh; ổ mắt đen tiếp tục với vệt đen
sau mắt qua màng nhĩ đến gốc vai; đuôi với các khoanh trắng
- nâu hoặc đen xen
kẽ. Dạng thứ hai thân có màu xanh rêu, mặt trên đầu, cổ và gáy màu vàng đen
nhạt; ổ mắt và vệt sẫm phía sau màu đen nhạt; họng và túi họng màu xanh đen;
đuôi có các khoanh xanh - đen hoặc nâu xen
kẽ.
Sinh học, sinh thái:
Sống trong các khu rừng thường xanh
còn tốt từ độ cao từ 1.000 đến 2.500m so với mặt biển. Thường xuất hiện vào mùa mưa và gần như rất
hiếm gặp vào mùa khô. Thức ăn chủ yếu của loài này là các loài
côn trùng
sống trong khu vực phân bố. Chúng có khả năng phóng chiếc lưỡi dài ra bắt mồi rất ngoạn mục.
Phân
bố:
Ở Việt
Nam, loài này phân bố ở các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá đến các tỉnh Tây nguyên
(Kontum, Gia Lai).
Giá trị:
Là loài nhông có hoa văn
rất đẹp, nên chúng thường bị buôn bán làm vật nuôi cảnh ở Việt Nam và quốc tế.
Có giá trị nghiên cứu khoa
học về sinh thái và tập tính của loài.
Tình trạng:
Do việc khai thác rừng làm mất sinh cảnh sống của chúng trong tự nhiên. Cần có
những biện pháp khoanh vùng bảo vệ nơi loài này phân bố.
Mô tả loài:
Nguyễn Quảng Trường, Phùng Mỹ Trung - WebAdmin.