Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

NÉT ĐẸP THIÊN NHIÊN HOANG DÃ VIỆT NAM

   
Kẹp kìm nẹp vàng - Odontolabis cuvera - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Trong những loài bọ cánh cứng Việt Nam thì loài Kẹp kìm nẹp vàng - Odontolabis cuvera được xem như một trong những loài có màu sắc rực rỡ và hiếm gặp nhất. Loài bọ cánh cứng có kích thước tương đối lớn, độ dài thân con đực tới 90mm. Nhìn từ trên xuống thấy rất rõ đầu và lưng trước mỗi bên sườn có một răng nhọn, các góc sau của lưng trước nhọn, mắt màu vàng nâu. Trên đĩa cánh cứng có một tam giác cân, đáy nằm về phía trước, màu nâu đen. Viền đĩa cánh cứng màu vàng nâu nên được gọi là kẹp kìm nẹp vàng. Trừ phần nẹp cánh cứng và mắt, các phần còn lại đều có màu nâu đen. Sừng con đực rìa ngoài có hình cánh cung, phía trong phân nhánh dạng sừng; sừng con cái hơi to, rõ, có hình răng kìm. Chính vẻ đẹp của chúng đã khiến cho chúng bị săn bắt, buôn bán, nuôi làm cảnh và quần thể loài này còn rất ít trong tự nhiên. Những tấm hình rực rỡ sắc màu về loài bọ cánh cứng quí hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam của tác giả Nguyễn Đức Thọ hiện đang làm việc tại Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế  FFI đã đem đến cho độc giả càng hiểu biết và thêm yêu về nét chấm phá của tạo hóa đã ban tặng cho thiên nhiên hoang dã Việt Nam. Thay mặt các thành viên website Sinh Vật rừng Việt Nam chúng tôi xin gửi tới anh lời cám ơn chân thành và sâu sắc.

Bướm chúa rừng - Thauria aliris - Ảnh: Phùng mỹ Trung

.....

Ve sầu vòi voi cánh vàng- Pyrops caldelaria - Ảnh: Phùng mỹ Trung

Chỉ xuất hiện khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi và khi bóng đêm bao trùm khắp các cánh rừng thường xanh. Loài ve sầu vòi voi cánh vàng này có đời sống ấu trùng chủ yếu ở dưới mặt đất và chúng chỉ hoá vũ, ca hát, kêu gọi bạn tình, giao phối và đẻ trứng xuống đất là hoàn thành sứ mệnh tạo hoá giao phó cho cuộc đời nó. Đây là loài có khả năng bật nhảy rất nhanh nên rất khó bắt cũng như khó có cơ hội chụp hình được khi nó bắt đầu xoè đôi cánh lung linh sắc màu vụt bay

Bướm hại cau dừa Amathusia phidippus - Ảnh: Phùng Mỹ Trung

Mặc dù không phải là loài bướm được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Nhưng loài Bướm hại cau dừa Amathusia phidippus là một loài rất hiếm và ngay cả những nhà nghiên cứu về bướm học cũng ít có cơ hội gặp chúng. Loài bướm có kích thước lớn, Bay chậm và ngắn, đậu dọc theo thân cây. Mặt cánh trên có màu nâu chocolate đậm và có các dải nâu nhạt ở cả hai mép cánh. Mặt cánh dưới có màu nâu nhạt với các sọc màu nâu đậm, nhạt không đồng nhất. Cánh sau có hai đốm mắt khá lớn rất đặc trưng cho nhóm bướm chúa. Phần gốc cánh sau có một phần kéo dài thành đuôi ngắn. Phần chót đuôi có màu nâu đậm và có 2 đốm mắt hình bán nguyệt ở cả mặt trên lẫn mặt dưới. Là loài bướm ngày nhưng chúng thường xuất hiện và kiếm ăn vào chập tối và ban đêm. Do có tập tính bị thu hút bởi ánh sáng nhà nên có thể gặp ở trong nhà. Thức ăn của chúng là những loài quả thối trong khu vực phân bố. Sâu non ký chủ trên các loài thực vật thuộc họ Cau Areaceae và có mặt ở hầu khắp các khu vực có cây ký chủ của sâu non, kể cả ở những thành phố lớn như Đồng Nai, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là loài bướm hiếm gặp nên các nghiên cứu sâu về tập tính sinh thái của chúng vẫn còn nhiều bí ẩn đối với con người chúng ta.

   
 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này