Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Red - Sì to
Tên Latin: Valeriana jatamansi
Họ: Nữ lang Valerianaceae
Bộ: Tục đoạn Dipsacales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SÌ TO

SÌ TO

Valeriana jatamansi Jones, 1790.

Valeriana wallichii DC. 1830;

Valeriana harmsii Gaebn. 1898;

Valeriana mairei Briq. 1914.

Họ: Nữ lang Valerianaceae

Bộ: Tục đoạn Dipsacales

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ, sống nhiều năm, cao 20 - 70 cm. Thân rễ to, gồm nhiều đốt ngắn, đường kính 0,8 - 1,5 cm; nhiều rễ chùm. Cây thường mọc thành khóm gồm nhiều nhánh, mỗi nhánh có 3 - 7 (9) lá, có cuống dài 5 - 15 cm; phiến lá hình tim, nhọn đầu, cỡ 3 - 9 x 2 - 8cm; mép có răng cưa dạng sóng; những lá ở gốc trục hoa có thể xẻ thuỳ lông chim. Cụm hoa dạng xim, mọc ở ngọn. Lá bắc nhỏ. Hoa tạp tính, màu trắng phớt hồng. Hoa cái nhỏ, dài 1,5 mm; nhị rất nhỏ do tiêu giảm; vòi nhuỵ thò ra ngoài. Hoa lưỡng tính to hơn, dài 3 - 4 mm; nhị và vòi nhuỵ dài, thò ra khỏi ống hoa. Quả bế, dẹt, một mặt có 3 đường gờ, mặt kia có 1; đài tồn tại biến thành tua như mào lông. Toàn cây khi khô có mùi hôi rất khó chịu. (ảnh 276).

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 5 - 6, quả tháng 6 - 8. Nhân giống tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây con quan sát được vào khoảng tháng 3 - 5. Cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng. Thường mọc thành đám gồm nhiều cây, trên đất ẩm ở ven rừng núi đá vôi, gần bờ suối, trong thung lũng, ở độ cao 1500 - 1600 m.

Phân bố:

Trong nước: Lào Cai (Sapa), Hà Giang (Phó Bảng), Nghệ An (Kỳ Sơn: Mường Lống).

Thế giới: Ấn Độ, Trung Quốc.

Giá trị:

Loài tương đối hiếm ở Việt Nam. Hoạt chất từ thân rễ dùng làm thuốc thần kinh tim, chống co thắt; cả cây dùng làm thuốc chữa phong thấp, đau dạ dày, điều kinh, sốt trẻ em...

Tình trạng:

Các điểm phân bố cách xa nhau, kích thước quần thể nhỏ; tổng diện tích phân bố không quá 500km2. Do mọc gần nương rẫy nên dễ bị rủi ro. Một vài lương y ở Sapa, Hà Giang có thu thập về trồng ở vườn.

Phân hạng: EN B1+2 b,c

Biện pháp bảo vệ:

Tạm thời không nên khai thác cây mọc tự nhiên để làm thuốc, mà nên trồng. Trồng bằng hạt, hay các nhánh con sau khi đã thu hoạch thân rễ. Hiện đang được nghiên cứu bảo tồn ngoại vi tại Trại thuốc Sapa (Viện Dược liệu).

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật – trang 356.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Red - Sì to

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này