Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nấm ly hồng thô
Tên Latin: Cookeina tricholoma
Họ: Nấn ly hồng Sarcoscyphaceae
Bộ: Nấm ly Pezizales 
Lớp (nhóm): Nấm  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NẤM LY HỒNG THÔ

NẤM LY HỒNG THÔ

Cookeina tricholoma (Mont.) Kuntze, 1967

Pezia tricholoma Mont., 1834

Trichosypha tricholoma Sacc., 1889

Pilocra - tera tricholoma Henn., 1892

Họ: Nấm ly hồng Sarcoscyphaceae

Bộ: Nấm ly Pezizales

Đặc điểm nhận dạng:

Thể quả dạng chén, có chân, cao 2 - 4 cm, rộng 3 - 4 cm. Phía trong màu đỏ da cam đến đỏ, phía ngoài màu hồng, phủ lông dạng sợi màu trắng, dài 40 - 300x 5 - 8 mm, Cuống dài 1 - 3 cm. Các túi hình trụ, cỡ 279 - 325 x 10 - 15 mm, thon dần về phía dưới, có 8 bào tử túi. Bào tử hình bầu dục đến hình thoi, cỡ 19,2 - 29 x 9,6 - 11,2 mm, với những sườn dọc không rõ rệt hoặc những dải sẫm, có 1 - 2 giọt dầu.

Sinh học, sinh thái:

Nấm phát triển chủ yếu ở trong rừng vào mùa mưa, trên thân, cành cây mục. Thường mọc đơn độc hoặc vài cá thể trên một giá thể.

Phân bố:

Trong nước: Thái Nguyên (Đại Từ), Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh (Hương Sơn), Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu

Nước ngoài: Trung Quốc, Châu Á, Châu Đại Dương, Nam Mỹ

Giá trị:

Loài nấm có hình dáng với màu sắc đỏ da cam rất đẹp. Cần tiến tới nghiên cứu nuôi trồng để làm cảnh như những loài hoa.

Tình trạng:

Do nấm phát triển ở trong rừng trên thân, cành mục, nhưng rừng ngày càng bị con người tàn phá, nên nấm ngày càng hiếm gặp. Vùng Bắc Trường Sơn thuộc huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh, hiện nay tần suất gặp so với trước đây đã giảm nhiều do nạn phá rừng.

Phân hạng: VU A la,c

Biện pháp bảo vệ:

Cần sớm được nghiên cứu để nuôi trồng nhằm bảo vệ nguồn gen và bổ sung thêm những sinh vật để làm cảnh như những loài hoa.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 523.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nấm ly hồng thô

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này