Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lan phượng vĩ bắc
Tên Latin: Renanthera coccinea
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales 
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LAN PHƯỢNG VĨ BẮC

LAN PHƯỢNG VĨ BẮC

Renanthera coccinea Lour., 1790

Epidendrum renanthera Raeusch., 1797

Họ : Phong lan Orchidaceae

Bộ : Phong lan Orchidales

Đặc điểm nhận dạng:

Lan sống phụ sinh, leo cao, dài 3 - 5m, có nhiều rễ chống, bám. Lá xếp 2 dãy, hình giải thuôn, tròn, dày, dài 10 - 20cm, tròn ở đỉnh và chia 2 thùy không đều. Cụm hoa lớn, trải ra trong mặt phẳng. Hoa màu đỏ lớn 5cm, cánh môi màu đỏ đậm, thùy bên vàng có vạch dọc.

Sinh học, sinh thái:

Mọc trên các cây gỗ lớn ở khu vực trong các khu rừng thường xanh có độ ẩm cao. Cây chịu ẩm và chịu bóng. Hoa từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.

Phân bố:

Cây mọc rất rộng rãi từ miền bắc vào miền Nam (Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Hòa Bình, Sơn Tây, Vĩnh Phú, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nha trang, Tây Nguyên) và phân bố ở Lào, Mianma, Thái Lan, Trung Quốc.

 

Tài liệu dẫn: Phong lan Việt Nam - Trần Hợp - trang 188.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lan phượng vĩ bắc

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này