Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Lan bạch phượng cambod
Tên Latin: Pecteilis cambodiana
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales 
Lớp (nhóm): Lan đất  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    LAN BẠCH PHƯỢNG CAMBOT

LAN BẠCH PHƯỢNG CAMBOT

Pecteilis cambodiana (Gagnep.) Averyanov, (1988)

Parhabenaria cambodiana Gagn., 1836

Họ : Phong lan Orchidaceae

Bộ : Phong lan Orchidales

Đặc điểm nhận dạng:                

Lan đất cao cỡ 30 cm, củ và rễ có lông bạc trắng. Lá lớn nhất ở phần gần giữa thân, 5 - 6 lá ở đoạn giữa thon nhọn, dài 10 - 14 cm rộng 2,5 - 3,2 cm, có 1 gân giữa lồi thành sóng ở mặt dưới, mặt trên lục đậm, mặt dưới lục nhạt, lóng cỡ 2 cmở dưới chỉ có bẹ ôm thân, ở trên lá nhỏ lại thành lá hoa. Hoa mọc ở ngọn, 3 hoa, trắng như tuyết, to cỡ 4 cm. Lá đài giữa gần tròn 2 x 2 cm, ở giữa có sóng nổi.

Lá đài bên hẹp hơn, xoan có mũi, cao 2 cm rộng 1,8 cm. 2 cánh rất nhỏ, hẹp dài, cao 1,1 cm, rộng 1,5mm (ở đáy rộng 2vmm). Môi 3 thùy: thùy giữa hẹp dài, đỉnh nhọn và cuộn cong xuống dưới, phía đáy lồi vào trong thành 1 sóng dọc ở giữa môi, 2 thùy bên to, cao 1,8 cm rộng 1,3 cm, đỉnh nhọn; đáy môi kéo dài thành móng dài 5 - 6,5 cm, cong hình chữ S, màu trắng với đáy hơi lục.

Sinh học, sinh thái:

Mọc dưới đất hay các khu vực có nhiều tầng mùn của các lớp thảm mục thực vật, ở các khu rừng thường xanh có độ ẩm cao.

Phân bố:

Loài này được xem là đặc hữu của Campuchia mặc dù GS. Phạm Hoàng Hộ có đề cập ở Cây Cỏ Việt Nam nhưng vẫn theo Gaghepain thì ghi địa điểm phân bố ở Campuchia. Vậy đây là lần đầu tiên chúng tôi xác nhận sự hiện diện của chúng ở Víệt Nam qua mẫu vật chúng tôi thu được dọc suối đá ở Krongbong (Daklak) năm 1994 và ở núi Chứa Chan - Đồng Nai 2005. Loài này được ghi nhận vùng phân bố mới ở Việt nam để biết ơn đến nhà nghiên cứu thức vật học (phong lan) Ông Nguyễn Thiện Tịch, người đã đóng góp nhiều nghiên cứu cho hệ thực vật ở Việt Nam.

 

Mô tả loài: Phùng Mỹ Trung, Phạm Văn Thế, Trần Hợp - WebAdmin.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Lan bạch phượng cambod

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này