Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Hải châu
Tên Latin: Sesuvium portulacastrum
Họ: Sam biển Aizoaceae
Bộ: Cẩm chướng Caryophyllales 
Lớp (nhóm): Cây ngập mặn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    HẢI CHÂU

HẢI CHÂU

Sesuvium pedunculatum Pers., 1806

Aizoon montevidense Spreng. ex Rohr, 1872

Halimus maritima Kuntze, 1891

Psammanthe marina Hance, 1852

Pyxipoma polyandrum Fenzl, 1840)

Sesuvium acutifolium Miq., 1843

Họ: Sam biển Aizoaceae

Bộ: Cẩm chướng Caryophyllales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thân thảo mập, sống nhiều năm, mọc trườn bò trên mặt đất. Thân tròn tròn, dài 20 - 50 cm, phân nhánh nhiều, thường thân có màu hồng, với những điểm chấm màu trắng. Mọc rễ ở các mắt thân. Lá có phiến hình dầm, mọng nước, dài 1,5 - 5 cm, chóp tù, mập, dày, không lông. Hoa nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá, hoa màu hồng; nhị 30 - 35; bầu 3 ô. Quả hạp có nắp xoan hay thuôn; hạt nhiều, hình trứng, màu đen.

Sinh học, sinh thái:

Cây mọc hoang ở các vùng cát, đất bùn và ruộng ven biển, ở các khu vực ngập nước bán ngập mặn vào mùa cạn. Cây ưa sáng, ưa ẩm, ít chịu khô hạn. Ra hoa quanh năm. tái sinh hạt kém hơn tái sinh chồi, cành.

Phân bố:

Trong nước. Mọc ở hầu khắp các vùng ven biển ở vùng ven biển Trung bộ và miền Tây nước ta từ Ninh Thuận chó đến Cà Mau.

Nước ngoài: Hầu khắp các vùng bờ biển nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Úc - Campuchia, Cameroon, Đảo Canary, Đảo Cayman, Bắc Chile, Trung Quốc, Đảo Cocos (Keeling), Colombia, Comoros, Đảo Cook, Costa Rica, Cuba, Australia, New Zeland.

Công dụng:

Được dùng làm thức ăn cho gia súc. Ở miền Tây nước ta, người dân dùng làm thuốc chữa cảm cúm.

 

Tài liệu dẫn: Cây cỏ có ích ở Việt Nam - Võ văn Chi - Trần Hợp - trang 249.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Hải châu

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này