Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Cát cánh
Tên Latin: Platycodon grandiforum
Họ: Hoa chuông Campanulaceae
Bộ: Hoa chuông Campanulales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    CÁT CÁNH

CÁT CÁNH

Platycodon grandiforum (Jacq) A. DC

Họ: Hoa chuông Campanulaceae

Bộ: Hoa chuông Campanulales

 Mô tả:

Cây thân thảo sống lâu năm cao 50 - 80m. Rễ phình thành củ nạc, đôi khi phân nhánh, vỏ màu vàng nhạt. Lá gần như có cuống, các lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3 - 4 lá, các lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le; phiếu lá hình trứng, mép có răng cưa to, dài 2, 5 - 6cm, rộng 1 - 2, 5cm. Hoa mọc đơn độc hoặc tạo thành bông thưa ở nách lá hay gần ngọn; dài hình chuông dài 1cm, màu lục; tràng hình chuông, màu lam tím hay trắng; quả nang , hình trứng, nằm trong đài tồn tại; hạt nhỏ, hình bầu dục, màu nâu đen.

Mùa hoa tháng 7 - 9, quả tháng 8 - 10.

Nơi sống và thu hái:

Loài thực vật thuộc họ hoa chuông Campanulaceae này phân bố ở miền ôn đới Bắc: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên. Được trồng nhiều ở Trung Quốc. Ta di thực vào trồng ở vùng cao như ở Lào Cai (Sapa, Bắc Hà) và Vĩnh Phú (Tam Đảo). Gần đây, cũng được trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc bộ (Thái Bình). Cây mọc khỏe và thích nghi với khí hậu và đất đai của nước ta. Vùng đồng bằng có thể gieo trồng vào tháng 10 - 11, vùng miền núi vào tháng 2 - 3. Nếu gieo vào đất quá khô hay đất quá ướt bị nén chặt thì hạt lâu mọc.

Cây trồng ở vùng cao hai năm đã cho thu hoạch, còn trồng ở đồng bằng thì một năm đã có thể thu hoạch được. Vào mùa đông khi cây tàn lụi hay khi thu quả để làm giống thì chọn ngày nắng ráo, dùng cuốc đào lấy rễ củ, sau khi đã cắt bỏ thân lá, rễ con, rửa sạch đất cát, ngâm vào nước rồi lấy ra dùng dao tre nứa cạo bỏ lớp vỏ ngoài, mang phơi hay sấy khô. Có thể xông lưu huỳnh. Thông thường người ta dùng sống nhưng có thể tẩm mật sao qua. Nếu được dùng hoàn tán thì thái lát sao qua rồi tán bột mịn. Cần bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc mọt.

Công dụng:

Cát cánh dùng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Ngày dùng 4 - 20g, dạng thuốc sắc, người ta còn dùng Cát cánh chữa mụt nhọt và chế thuốc mỡ dùng ngoài để chữa một số bệnh ngoài da.

 

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 186.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Cát cánh

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này