Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Thương lục
Tên Latin: Phytolacca acinosa
Họ: Thương lục Phytolaccaceae
Bộ: Cẩm chướng Caryophyllales 
Lớp (nhóm): Cây thuốc  
       
 Hình: Phùng Nguyễn Trí Lâm  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    THƯƠNG LỤC

THƯƠNG LỤC

Phytolacca acinosa Roxb. 1814

Sarcoca acinosa (Roxb.) Skalický, 1985

Phytolacca pekinensis Hance, 1869

Pircunia esculenta (Van Houtte) Moq., 1854

Sarcoca esculenta (Van Houtte) Skalický, 1985

Họ: Thương lục Phytolaccaceae

Bộ: Cẩm chướng Caryophyllales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây thảo sống nhiểu năm, cao tới 1, 5 m; rễ củ mập. Thân hình trụ nhẵn, màu xanh lục, ít phân nhánh; lá mọc so le, phiến xoan ngược to, dài 12 - 25 cm, rộng 5 - 10 cm; cuống lá 3 cm, đầu nhọn tù, gốc nhọn. Chùm hoa đối diện với lá song không gắn trước lá, cao 15 - 20 cm; 5 lá đài trắng, nhị 8, lá noãn 8 - 10. Quả mọng, hình cầu dẹt có 8 - 10 quả đại với vòi nhụy tồn tại, khi chín có màu tía đen, hạt đen dẹp, hinh thận hay tròn.

Sinh học, sinh thái:

Loài thực vật được trồng nhiều làm cảnh và làm thuốc ở Việt Nam. Trồng bằng mầm rễ hoặc bằng hạt. Cây non ưa bóng, sau ưa sáng và mọc trên đất tốt có lượng mùn cao. Hoa tháng 5 - 7, quả chín tháng 8 - 10 hàng năm.

Phân bố:

Trong nước: Cây được trồng hoặc mọc hoang dại để làm thuốc.

Nước ngoài: Trung Quốc, Đông Himalaya, Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Nepal, Pakistan, Đài Loan, Tây Tạng.

Công dụng:

Có thể thu hoạch rễ vào mùa Thu hay mùa Đông. Đào rễ về cắt bỏ rễ con, rửa sạch thái mỏng và phơi khô. Có khi người ta ngâm vào rượu có pha mật ong rồi mới phơi hay sấy khô. Tuy nhiên là loại cây có độc ở tất cả các bộ phận. Trong rễ củ, quả, lá… Cây có một chất độc, đắng, gọi là phytolaccatoxin. Ngoài ra còn chứa nhiều muối kali nitrat, acid oxymyristinic steroid saponin. Thường dùng trị: Thủy thũng, cổ trướng, nhị tiện không lông. Xước cổ tử cung, bạch đới nhiều. Đinh nhọt và bệnh mủ da. Hiện nay thường dùng để chữa những trường hợp phù nề, ngực bụng đầy trướng, cổ đau khó thở. Ngày dùng 3 - 10g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối với các vị thuốc khác. Ở Ấn Độ, dầu rễ dùng trị đau ở các khớp.

 

Tài liệu dẫn: Cây thuốc Việt Nam - Võ văn Chi - Trang 1201.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Thương lục

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này