Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Sồi quả chuông
Tên Latin: Lithocarpus podocarpus
Họ: Giẻ Fagaceae
Bộ: Giẻ Fagales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ trung bình  
       
 Hình: Sách đỏ Việt Nam  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    SỒI QUẢ CHUÔNG

SỒI QUẢ CHUÔNG

Lithocarpus podocarpus Chun, 1947

Pasania longipedicellata Hickel & A.Camus, 1928

Lithocarpus longipedicellatus (Hickel & A.Camus) A.Camus, 1931

Họ: Giẻ Fagaceae

Bộ: Giẻ Fagales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ trung bình, thường xanh, cao 20 m, đường kính 40 cm. Cành non không có lông. Lá hình bầu dục thuôn đến hình mũi mác, cỡ 7 - 12 x 3 - 4,5 cm, chóp lá thành mũi ngắn, gốc lá tù hay hình nêm; mép nguyên; gân bên 9 - 13 đôi, cong ở gần mép; cuống lá dài 1 - 1,5 cm. Cụm hoa không phân nhánh, đơn tính. Hoa đực tập trung thành bó 3 hoa, có bao hoa hình chuông xẻ 5 - 6 thuỳ, có nhụy lép; nhị 10 - 12. Gié cái dài 8 - 10 cm; hoa cái chụm thành bó 3 - 5 hoa nhưng chỉ 1 phát triển thành quả; bầu 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Đấu có cuống ngắn 3 - 5 mm, hình chén, rộng 1,2 - 1,5 cm, phía trong có lông mềm, mặt ngoài có các vảy xếp thành 6 - 7 vòng đồng tâm; đấu cao bằng 1/3 - 1/2 hạch. Hạch (hạt) hình bán cầu cụt ở đáy, cao 1 cm, đường kính 1,3 - 1,5 cm.

Sinh học, sinh thái:

Cây trung tính, khi non chịu bóng, mọc rải rác trong rừng cây lá rộng trên đất nhiều mùn và ẩm ướt. Ra hoa tháng 5.

Phân bố:

Trong nước: Quảng Ninh (Yên Tử).

Nước ngoài: Trung Quốc.

Giá trị:

Gỗ cứng và nặng, dùng trong xây dựng nhà cửa, làm cầu, trụ mỏ, nông cụ. Hạt chứa nhiều tinh bột.

Tình trạng:

 Loài có nơi cư trú ở Việt Nam rất hẹp (< 20 km2), mới chỉ gặp ở dãy núi Yên Tử (Quảng Ninh). Bản thân loài cũng bị khai thác lấy gỗ.

Phân hạng: EN B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ:

Không chặt đốn những cây trưởng thành còn sót lại ở điểm phân bố.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam 2007 - phần thực vật - trang 219.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Sồi quả chuông

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này