Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU THỰC VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Bàng vuông
Tên Latin: Barringtonia asiatica
Họ: Lộc vừng Lecythidaceae
Bộ: Lộc vừng Lecythidales 
Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    BÀNG VUÔNG

BÀNG VUÔNG

Barringtonia asiatica (L.) Kurz, 1876

Mammea asiatica L., 1753

Barringtonia speciosa Forst., 1776

Họ: Lộc vừng Lecythidaceae

Bộ: Lộc vừng Lecythidales

Đặc điểm nhận dạng:

Cây gỗ nhỏ đến trung bình, rụng lá trong mùa đông, cao 10 - 15 m, đường kính 30 - 80 cm. Lá đơn, mọc cách, thường tập trung ở đầu cành, phiến lá hình trứng ngược, cỡ 15 - 30 x 10 - 18 cm, gốc lá men theo cuống; mép nguyên; gân bên 10 - 13 đôi; cuống lá rất ngắn. Cụm hoa chùm ở đầu cành, dài 10 - 20 cm. Hoa lưỡng tính, cuống dài 3,5 - 4 cm. Lá đài 2, to gần bằng nhau, màu xanh lục, dài 3,3 - 3,5 cm, rộng 3,8 - 4 cm. Cánh hoa 4, không đều nhau, hình lòng thuyền, màu trắng; cánh lớn nhất cỡ 6 - 7 x 2,5 - 3 cm; cánh nhỏ nhất 4,7 - 5 x 2,6 - 3 cm. Nhị rất nhiều (khoảng 250 - 350); chỉ nhị mảnh, dài 8 - 10 cm; bao phấn đính gốc, màu vàng. Thời gian hoa nở rất ngắn, vào lúc nửa đêm, sáng hôm sau cả khối nhị và cánh hoa rụng. Bầu hạ, 4 ô, có 4 gờ góc; vòi dài 10 - 13 cm. Quả khô, hình chiếc đèn lồng 4 cạnh (ít khi 5 cạnh), mang vòi và đài tồn tại; đ­ường kính 7 - 10 cm, vỏ quả nhẵn, chứa 1 hạt.

Sinh học, sinh thái:

Cây thường xanh quanh năm, mọc ở ven đảo nơi có nhiều đất thịt pha cát hay đất thịt. Mọc rải rác dọc bờ biển và ven các đảo. Mùa hoa quả tháng 2 - 7

Phân bố:

Trong nước: Quảng Trị (đảo Cồn Cỏ), Quảng Ngãi (Lý Sơn), Khánh Hoà (quần đảo Trường Sa), Bình Định (Cù lao xanh), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc, Hòn Thơm, Thổ Chu), Cà Mau (Hòn Khoai) và các tỉnh ven biển phía Nam.

Nước ngoài: Ấn Độ, Đài Loan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin, Ôxtrâylia.

Giá trị:

Gỗ tốt, chắc, màu đỏ, dùng trong xây dựng. Lá dùng thay lá Dong để gói bánh chưng (ở đảo Trường Sa). Tuy nhiên hạt bàng vuông có độc và  được xay thành bột để giết hoặc làm cá bị tê liệt khi đánh cá. Hạt bàng vuông từng được xay thành bột để giết hoặc làm cá bị tê liệt khi đánh cá. Các bộ phận khác nhau của các loài này có nhiều công dụng. Hạt được sử dụng làm chất độc thuốc cá, lấy tinh bột và dầu từ hạt được sử dụng để thắp đèn (Huang et al., 2004). Hạt có chứa khoảng 2,5% lượng dầu, bao gồm olein, palnitin và stearin, 0,54% axit gallic và 3,271% barringtonin, một loại glucoside (Chopra et al, 1958.)

Tình trạng:

Loài có khu phân bố chia cắt. Số lượng cá thể gặp không nhiều. Cây bị khai thác lấy gỗ.

Phân hạng: VU A1d.

Biện pháp bảo vệ:

Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (Bậc R). Không chặt phá những cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố, đặc biệt ở các đảo Cồn Cỏ, Côn Đảo, Thổ Chu. Nên tìm nguồn giống để trồng ở các vùng ven đảo làm cây bóng mát.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 - phần thực vật - trang 258.

 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Bàng vuông

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này