Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Nhái bén nâu
Tên Latin: Hyla annectans
Họ: Nhái bén Hylidae
Bộ: Không đuôi Anura 
Lớp (nhóm): Lưỡng cư  
       
 Hình: Phùng Mỹ Trung  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    NHÁI BÉN

NHÁI BÉN NÂU

Hyla annectans Jerdon, 1870

Polypedates annectans Jerdon, 1870

Hyla gongshanensis Fei, Hu, Ye, and Huang, 2009

Họ: Nhái bầu Microhylidae

Bộ: Nhái ếch không đuôi salientia

Đặc điểm nhận dạng:

Loài nhái sống trên cây có kích thước nhỏ, giống với loài Nhái bén Hyla simlex, nhưng khác về màu sắc và nột sần ở chân sau. Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt 51 mm. Con đực nhỏ hơn con cái. Thân dài 28 mm, con cái thân dài khoảng 48 - 51. Lưỡi tròn, hơi có khía và tự do phía sau. Răng lá mía xếp thành hai nhóm trên mép vòm họng. Đầu rộng hơn dài. Mõm ngắn, tròn. Khoé mắt rõ. Khoảng cách gian mắt rộng bằng mi mắt trên. Màng nhĩ rõ, bằng một nửa đường kính mắt. Các ngón chân trước có màng bơi. Các ngón chân sau có màng bơi hai phần ba. Đĩa ngón khá phát triển. Khớp chày-cổ chân chạm màng nhĩ hoặc mắt.  Da mịn ở mặt lưng và nổi hội ở mặt bụng. Nếp da nổi hột rõ từ mắt đến vai. Trong tự nhiên, lưng có màu xanh lá. Một sọc bên sẫm màu, mép sáng ở trên, kết thúc ở hai hoặc ba đốm đen đậm, tách biệt hoặc chạm nhau ở háng. Háng có màu vàng sáng. Các mặt của đùi có đốm đen đậm trên nền vàng sáng. Hai ngón chân trước phía ngoài và hai ngón chân sau phía ngoài màu xanh lá. Mặt bụng màu trắng thuần khiết. Con đực có một núi kêu dưới họng ngoài và một chai mu bàn chân màu đen trên ngón cái

Sinh học, sinh thái:

Nhái bén thường sống khắp các khu vực có rừng núi cao ở độ cao từ 2.000 m đến 2.400 m. Chỉ xuất hiện vào mùa mưa hàng năm, ban ngày hay mùa đông chúng thường ẩn náu trong các bụi cây nhỏ, khe đá, cây bụi, kiếm ăn ban đêm. Thức ăn chính của chúng là các loài côn trùng, bọ cánh cứng, dế con, mối... Mùa sinh sản thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6 hoặc muộn hơn tuỳ từng vùng. Trứng được đẻ trong các tổ bòn bọt được ếch cái cuộn lá lại và có đường kính 6 - 8cm, đẻ sát mép nước, Giai đoạn đầu nòng nọc sẽ ăn các dưỡng chất do con me cung cấp trong tổ bòn bọt. Sau một thời gian chúng sẽ chui ra và rớt xuống khu vực có nước tiếp tục vòng đời biến thái - Ăn thực vật, Di chuyển bằng đuôi, Thở bằng mang và sống bấy đàn trước khi mọc chân, tiêu giảm phần đuôi và lên cây để sống.

Phân bố:

Trong nước: Loài này chủ yếu phân bố ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai (Vườn quốc gia Hoàng Liên), Lai Châu.

Nước ngoài: Loài này phân bố ở Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar, Thailand

 

Mô tả loài: Nguyễn Quảng Trường, Phùng Mỹ Trung, Phạm Thế Cường - WebAdmin.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Nhái bén nâu

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này