Trang chủ | Tổng quan | Mẫu gỗ | Vườn quốc gia | English

Từ điển Latin-Việt

TỰ NHIÊN BÍ ẨN

THÔNG TIN MỚI

TRA CỨU ĐỘNG VẬT RỪNG VIỆT NAM

(Hơn 2350 loài thuộc các họ, bộ, nhóm khác nhau)
Cập nhật 20/11/2023

 

 

Tên Việt Nam: Gà so cổ hung
Tên Latin: Arborophila davidi
Họ: Trĩ Phasianidae
Bộ: Gà Galliformes 
Lớp (nhóm): Chim  
       
 Hình: Vietnam creatures website  
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    New Page 1

GÀ SO CỔ HUNG

Arborophila davidi Delacour, 1927

Họ: Trĩ Phasianidae

Bộ: Gà Galliformes

Đặc điểm nhận dạng:

Lông trước mắt đen, có dải rộng mầu trắng nhạt từ trên mắt kéo dài xuống hai bên cổ chuyển thành màu hung vàng. Họng trên trắng, dưới hung vàng, tiếp nối theo là dải màu đen nhìn rất rõ kéo từ sau tai xuống tạo thành yếm ở ngực. Bụng có màu phớt hung vàng nhạt. Sườn có vệt ngang màu đen và trắng xen kẽ nhau. Mỏ đen, gốc mỏ đỏ. Mắt nâu, da trần quanh mắt đỏ. Chân tím nhạt hay hồng.

Sinh học, sinh thái:

Gà so cổ hung sinh sản vào giữa xuân đến gần cuối hè. Thức ăn của gà so cỏ hung là giun đất, các loại côn trùng cánh cứng và các loại quả cây có thịt mềm và hạt quả cây cỡ nhỏ trong rừng. Có thể gặp Gà so cỏ hung đi thành đàn nhỏ 3 - 5 con ở các sườn đồi, núi rừng (tre, nứa, vầu, lồ ô), rừng hỗn giao tre lẫn cây gỗ rậm rạp, có độ cao 200 - 600m. Ban ngày kiếm ăn ở mặt đất ban đêm bay lên cành cây đậu ngủ.

Phân bố:

Trong nước: Trước đây đã tìm thấy ở tỉnh Biên Hoà cũ (Phú Riềng). Nay đã tìm thấy lại ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai và Lâm Đồng), vùng rừng Bù Gia Mập (Bình Phước).

Thế giới: Cămpuchia.

Giá trị:

Loài đặc hữu quý hiếm, có vùng phân bố hẹp, có giá trị khoa học, làm cảnh. Có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam và toàn cầu.

Tình trạng:

Gà so cổ hung sống ở những nơi hay bị tác động mạnh của con người như khai thác gỗ, phá rừng làm nương rẫy và săn bắt.

Tuy nhiên từ năm 1998, khi Vườn quốc gia Cát tiên được thành lập, các tác động này được hạn chế nhiều và gà so cổ hung được bảo vệ tốt hơn, song vẫn chưa tránh khỏi sự săn bắt đối với chúng. Mặt khác, loài này có phạm vi phân bố hẹp trong huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) và huyện Tân Phú (Đồng Nai) với diện tích khoảng 40.000km2, số lượng cá thể không lớn.

Phân hạng: EN B1+2b, c, d, e C1+2a.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992, 2000), Danh lục đỏ IUCN (1996, 2000). Sách Đỏ chim  Châu Á (2001), bậc EN (đang nguy cấp). Cần phải tích cực bảo vệ sinh cảnh, môi trường nơi sinh sống và nghiêm cấm săn bắt chúng.

 

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 258.
 

 

 

Bản đồ phân bố của loài:

 

Gà so cổ hung

 

 

 
 

 


Giới thiệu | Tra cứu | Danh pháp | Diễn đàn | Liên hệ | Văn Bản | Trợ giúp | SVR Mobile

Mọi chi tiết xin liên hệ Admin website Sinh vật rừng Việt Nam
© Ghi rõ nguồn '
Sinh vật rừng Việt Nam' khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này